| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 18/05/2010 , 10:13 (GMT+7)

10:13 - 18/05/2010

“Lời nói, đọi máu”

“Đọi” là một từ thuộc loại “đặc sản” của ngôn ngữ xứ Nghệ. Đọi có nghĩa là cái bát. Câu thành ngữ trên có hàm ý là mỗi lời nói quý giá ngang với một bát máu. Đã hứa làm việc gì, đã nhận trách nhiệm gì, thì dù có phải đổ hàng bát máu, người ta vẫn quyết làm cho được. Nhưng một lời nói của một người có trách nhiệm mới đây đã gây đổ không chỉ một “đọi” mà là nhiều “đọi” máu, khiến cho một người dân vô tội bị tước đoạt sinh mệnh.

Đó là chuyện tên Đặng Tuấn Dũng ở phố Nguyễn Văn Cừ (phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội) đã tuyên bố công khai là hắn sẽ giết mấy người, và hắn còn lấy giấy bút ghi tên những người hắn định giết để khỏi…quên. Theo lời người bác của hắn thì khi thấy con nói vậy, và “lên danh sách” như vậy, mẹ hắn đã đến tố cáo với ông cảnh sát khu vực (CSKV). Xưa nay, chuyện bố mẹ tố cáo con là chuyện rất hiếm. Bởi thói thường, bố mẹ nào chả bênh con. Như trường hợp một vị có chức quyền ở một cơ quan TW chẳng hạn. Khi biết thằng con giết chết cô ca sỹ đang dự thi “Sao Mai Điểm Hẹn”, ông ta đã cho ngay con vào trại cai nghiện để che dấu hành vi phạm tội của con, đánh lạc hướng cơ quan điều tra.

Nhưng với trách nhiệm của mình ông CSKV đã không hề báo cáo lại lời tố cáo của người mẹ với công an phường cũng như công an quận, không có biện pháp nào để giám sát, ngăn chặn tên côn đồ. Hậu quả là chỉ sau đó mấy ngày, bà Đặng Thị Chung, cô ruột của tên Dũng, đang ngồi sơn lại cửa nhà thì bị hắn tiến đến, đâm ba nhát khiến bà gục chết tại chỗ. Tại hiện trường, công an thu được con dao gây án và bản danh sách những người hắn định giết, trong đó có tên bà Chung, đúng như lời tố cáo của mẹ hắn. Phải huy động một lực lượng rất đông, tốn kém rất nhiều, tên Dũng mới bị bắt tại một tỉnh phía Nam, nơi hắn đang lẩn trốn.

Giết người thì phải bị bắt và phải bị xử lý theo pháp luật, đó là chuyện bình thường. Nhưng điều không bình thường chính là cách hành xử của ông CSKV nọ. Là người phụ trách một khu vực, ông phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện liên quan đến an ninh của khu vực đó. Trước một thông tin “động trời” liên quan đến tính mạng của nhiều người dân, lẽ ra việc đầu tiên của ông CSKV là phải ghi lời khai của người tố cáo, rồi ngay lập tức báo cáo với công an phường, công an quận, có biện pháp theo dõi, giám sát chặt chẽ mọi hành vi của Dũng, và nếu có đủ căn cứ thì phải khởi tố ngay hắn về tội “đe doạ giết người” theo điều luật trên, để ngăn chặn tội ác.

Nhưng ngược lại, lời tuyên bố “Khi nào xẩy ra sự việc mới xử lý được” của ông, đã là một sự buông xuôi hoàn toàn. Chính từ lời tuyên bố này của ông, mà vụ án mạng đã xẩy ra.

Viết đến đây, tôi cũng định đưa ra mấy lời bình luận. Nhưng, lời bình luận còn có ý nghĩa gì khi mà một người dân vô tội đã chết thảm, chỉ vì sự vô cảm và vô trách nhiệm của một người ăn lương từ tiền thuế của dân, trong đó có cả tiền thuế của nạn nhân.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm