| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai 3 dòng 6129 Vàng được đề nghị công nhận chính thức

Thứ Ba 08/01/2019 , 14:50 (GMT+7)

Hội đồng Khoa học chuyên ngành của Bộ NN-PTNT vừa tổ chức họp xem xét công nhận chính thức giống lúa lai 3 dòng 6129 Vàng là giống quốc gia.

09-58-33_dsc_0139
Hội đồng Khoa học chuyên ngành Bộ NN-PTNT đã thống nhất đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận giống 6129 Vàng là giống cây trồng quốc gia

Tại cuộc họp, ý kiến của các thành viên Hội đồng Khoa học đánh giá cao kết quả của quá trình khảo nghiệm, sản xuất thử giống lúa 6129 Vàng ở các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số vùng đất mặn tại đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một giống lúa lai 3 dòng, ngắn ngày, chống chịu tốt với sâu bệnh hại chính (đặc biệt là bệnh bạc lá và đạo ôn), đảm bảo năng suất cao hơn gống lúa đối chứng là Nhị ưu 838 khoảng 10%.

Giống lúa 6129 Vàng chứa 4 gen kháng bạc lá (Xa3, Xa4, Xa7 và Xa21), được triển khai sản xuất thử với diện tích khoảng 400ha, qua nhiều vụ hè thu, đông xuân, vụ mùa tại các tỉnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Đã có 13 Sở NN-PTNT đánh giá cao, có công văn đề nghị công nhận chính thức trên các vùng sinh thái khác nhau.

PGS.TS Trần Văn Quang – chuyên gia lúa lai đánh giá: Ưu điểm của lúa lai 3 dòng 6129 là có thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân từ 130 – 135 ngày, thích hợp với trà xuân muộn, mùa sớm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, kháng vừa với bệnh đạo ôn, kháng tốt với bệnh bạc lá. Chất lượng cơm tương đương với giống lúa Nhị ưu 838, năng suất vụ mùa có thể đạt 60 – 65 tạ/ha, vụ xuân có thể đạt 75 – 80 tạ/ha. Đây là giống lúa thích nghi với nhiều vùng sinh thái và chân đất (cả trũng, vàn và vàn cao).

Cùng thống nhất cao với ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, ông Trần Xuân Định (Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt) thay mặt Hội đồng kết luận và thống nhất đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận giống 6129 Vàng là giống cây trồng quốc gia.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.