| Hotline: 0983.970.780

Luật Đất đai 'bỏ quên' đất cho chăn nuôi

Chủ Nhật 31/10/2021 , 09:39 (GMT+7)

Đại biểu Quốc hội cho rằng, một trong các công cụ quan trọng nhất để quản lý Nhà nước về đất đai, phát huy hiệu lực quản lý là xây dựng quy hoạch sử dụng...

Tại phiên thảo luận về vấn đề Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) quốc gia, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Lan, Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cho biết, một trong các công cụ quan trọng nhất để quản lý Nhà nước về đất đai và phát huy hiệu lực quản lý nhà nước đối với tài nguyên vô giá này là xây dựng quy hoạch sử dụng.

Chất lượng của việc quy hoạch đất đai có vai trò cự kỳ quan trọng đến phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Lan cho biết, một trong các công cụ quan trọng nhất để quản lý Nhà nước về đất đai và phát huy hiệu lực quản lý nhà nước đối với tài nguyên vô giá này là xây dựng quy hoạch sử dụng. Ảnh: HVNN.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Lan cho biết, một trong các công cụ quan trọng nhất để quản lý Nhà nước về đất đai và phát huy hiệu lực quản lý nhà nước đối với tài nguyên vô giá này là xây dựng quy hoạch sử dụng. Ảnh: HVNN.

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Lan, một bản quy hoạch sử dụng đất quốc gia phải dựa trên các căn cứ: Định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước; các chiến lược và chủ trương dài hạn; thực tiễn và xu thế phát triển trong thời gian vừa qua; dựa vào quy luật và xu hướng phát triển chung của thế giới; xác định được một số cân đối chính về nhu cầu sử dụng đất, như cân đối an ninh lương thực để xác định diện tích đất trồng lúa; cân đối nhu cầu bảo vệ môi trường để xác định diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ, độ che phủ rừng; cân đối nhu cầu cung cấp nước để xác định diện tích sông suối mặt nước lớn; cân đối trữ lượng và khả năng đánh bắt thủy hải sản tại các vùng khai thác để xác định quy mô và địa bàn đánh bắt trên biển và thềm lục địa.

Bên cạnh đó, Dự thảo cần xác định được lợi thế tự nhiên kinh tế - xã hội của từng vùng sinh thái, xác định tiềm năng và hướng đi cần thiết trong quy hoạch của các vùng đất này. Tính toán một số dự báo chính về những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất trong tương lai như tình hình biến đổi khí hậu, nhu cầu luong thực và thực phẩm; các yếu tố phát triển (tăng giảm dân cư, dân số; đô thị hóa, công nghiệp hóa,...); các kịch bản rủi ro lớn (nguy cơ diễn biến thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…); các kịch bản tranh chấp tài nguyên (nguồn nước của các dòng sông chính dùng chung, đánh bắt thủy hải sản và khai thác khoáng sản, tranh chấp giao thông trên biển,...).

Cùng đó, cần tính toán khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng, điều chỉnh dân cư phân bổ kinh tế thế làm thay đổi diện mạo và quy mô tính chất đất đai của quốc gia. Các tác động và thay đổi khác có thể diễn ra nhờ hội nhập kinh tế quốc tế phát triển khoa học công nghệ và các yếu tố khác...

Về phần đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp, ĐBQH Nguyễn Thị Lan đề nghị, cần làm nổi bật hơn thêm nội dung đánh giá việc khai thác các mặt biển vào đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng ven biển gần bờ và quanh các hòn đảo lớn, vì Việt Nam là một quốc gia biển.

Hiện nay, đất nông nghiệp sử dụng cho chăn nuôi có quy mô nhỏ so với quy hoạch quốc gia nên không thể hiện trên bản đồ. Do đó, cần được đề cập đến để có định hướng cho các quy hoạch địa phương.

Vấn đề này liên quan đến vấn đề môi trường, tình hình phòng chống dịch bệnh, cân đối giữa các vùng sản xuất nông nghiệp… Tuy nhiên, trong luật đất đai hiện nay không đề cập đến đất cho chăn nuôi.

Ngoài ra, khi phân tích sâu thêm tác động của biến đổi khí hậu cho thấy những tác động to lớn sẽ đe dọa tình hình sản xuất nông nghiệp của cả nước, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và trung du, miền núi phía Bắc.

Phần dự báo xu thế biến động đất đai cả nước cũng thể hiện đất chưa sử dụng đã giảm rất mạnh, hầu như không còn quỹ đất dự trữ.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Lan đề nghị, cần có phương án huy động nguồn lực đất để hình thành nguồn đất đai dự trữ quốc gia đủ lớn. Cùng với đó, cần quy hoạch để tăng số lượng và chất lượng rừng...

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, khoảng 7.500 tỷ đồng/năm

Trong công văn số 13900/BTC-CST, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết mới, kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ ngày 1/1/2026.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.