| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 09/11/2017 , 14:43 (GMT+7)

14:43 - 09/11/2017

Luật phải xử lý được 'nợ xấu lòng tin và tồn đọng trách nhiệm'

Chiều nay Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Điều gì dư luận quan tâm trong dự luật này với mong muốn ĐBQH lên tiếng và Quốc hội ghi nhận đưa vào luật lần này.

14-17-04_dbqh_phm_thi_hien
ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) nói, đừng để cử tri hiểu rằng áp dụng luật dành cho dân khác với cán bộ

Vấn đề truy nguồn gốc tài sản do tham nhũng mà có đang được dư luận hết sức quan tâm.

Xin được bắt đầu 2 dẫn chứng gần đây để thấy rõ Luật phòng, chống tham nhũng hiện hành đang bộc lộ quá nhiều khe hở có lợi cho quan tham.

Một là vụ việc xảy ra ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa liên quan đến cán bộ tỉnh này. Khi vụ việc được phát giác, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa đã "tẩu tán nhân sự" bằng việc chấp thuận ngay đề nghị xin thôi việc và trao luôn hồ sơ công chức cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Chính việc này mà Thanh tra Nhà nước tỉnh Thanh Hóa báo cáo trước bàn dân thiên hạ là vì cô Quỳnh Anh không còn công chức nữa nên không thể truy được tài sản của bà ta.

Tại cuộc họp báo Chính phủ gần đấy, trả lời báo chí, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng thừa nhận đây là thiếu sót trong quy định của Luật.

Đến lượt Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vào kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, mời nhiều lần để làm việc nhưng bà Quỳnh Anh không đến. Cuối cùng Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ dừng lại được việc kỷ luật khai trừ đảng bà Quỳnh Anh chỉ như một động thái. Còn việc tài sản kếch xù hiện có của bà ta như thế nào, các cơ quan chức năng của tỉnh đành chịu?

Hai là vụ biệt phủ ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái. Trả lời báo chí, người của Thanh tra Chính phủ khẳng định không thể truy nguồn gốc của vợ, con ông Quý được? Thế là ông Quý thoát nạn, gia đình ông có bao nhiêu đất, tài sản, biệt phủ như thế nào cũng là của nhà ông ấy.

Trong cuộc họp báo Chính phủ (chiều 3/11), trả lời câu hỏi của PV NNVN tại sao không truy được nguồn gốc tài sản của nguyên giám đốc Sở TN - MT tỉnh Yên Bái? Luật Thanh tra không điều chỉnh được thì liệu các Luật khác có điều chỉnh được không và Thanh tra Chính phủ không làm được thì Bộ Công an có vào cuộc được không?

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam trả lời gọn rằng, vấn đề truy nguồn gốc tài sản hiện nay chưa làm được triệt để. Cái này không riêng gì trường hợp của ông Quý mà là tình trạng chung hiện nay.

Đúng vậy! Chẳng hạn như con gái nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước mới 22 tuổi cũng đã sở hữu biệt phủ rộng tới trên 2.000 m2 đất và con gái một Thứ trưởng chưa đến 30 tuổi cũng sở hữu khối tài sản trị giá trên 200 tỷ đồng. Rồi mẹ nguyên Thứ trưởng Bộ công thương Hồ Thị Kim Thoa sở hữu lượng cổ phiếu ở Cty bóng đèn Điện Quang trị giá tới 78 tỷ đồng, rồi Giang Văn Hiển, bố Giang Kim Đạt, nguyên trưởng phòng của Vinashin, cũng đứng tên sở hữu hàng chục bất động sản, cái nào cũng trị giá tiền tỷ cả.

Tất cả những trường hợp này không thể truy nguồn gốc tài sản vì họ không phải là công chức và trong Luật Phòng chống tham nhũng cũng chưa quy định!

ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) từng phát biểu: "Người dân vi phạm đều bị pháp luật xử lý, cán bộ gây sai phạm nghiêm trọng thì điều chuyển, vẫn an toàn sau lớp vỏ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chịu trách nhiệm tập thể. Điều này dễ làm cho dân hiểu rằng áp dụng luật dành cho dân khác với cán bộ".

Cử tri và đồng bào cả nước kỳ vọng, báo cáo lần sau của Chính phủ và Quốc hội không còn dòng nào như thế này nữa: "Tham nhũng nhìn chung vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, tinh vi. Công tác phòng chống tham nhũng tại các địa phương còn yếu, chưa đồng đều; thiếu quy định có hiệu quả để kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn".

Chúng ta đâu có quy định xử lý người đã về hưu nhưng vẫn xử lý được đấy thôi? Quy định là do Quốc hội đặt ra, có những thẩm quyền do Chính phủ quy định, có những nội hàm do Đảng ban hành. Tất cả cũng từ con người mà ra cả. Vậy thì tại sao lại thiếu hành lang pháp lý xử lý quan tham nhũng trong khi chúng ta vẫn có cả một rừng luật đấy thôi!

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm