| Hotline: 0983.970.780

Lưu ý khi bón phân cho cà phê giai đoạn giữa mùa mưa

Thứ Sáu 23/08/2024 , 08:36 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến sinh lý ra hoa, đậu quả, phát triển quả cà phê trong năm 2024 ở Tây Nguyên nên bà con nông dân cần hết sức lưu ý...

Cần bón phân cho cây cà phê phù hợp với tình hình sinh trưởng và phát triển để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Ảnh: Trương Hồng.

Cần bón phân cho cây cà phê phù hợp với tình hình sinh trưởng và phát triển để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Ảnh: Trương Hồng.

Vì vậy giai đoạn giữa mùa mưa (tháng 7, 8) vẫn có nhiều vườn cà phê mang quả còn nhỏ hơn so với quy luật bình thường như các năm trước. Đường kính quả cà phê chỉ đạt khoảng 40 - 70 % so với các vườn bình thường nên việc sử dụng phân bón cũng cần phải được quan tâm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình sinh trưởng và phát triển của quả cũng như nhu cầu dinh dưỡng của cây để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất.

Ở Tây Nguyên do sự phân bố về địa hình các tỉnh, huyện trong vùng là không giống nhau, vì vậy các yếu tố thời tiết là khác nhau. Các vùng địa hình thấp có xu hướng chấm dứt mùa mưa sớm hơn, mùa khô đến sớm hơn nên khả năng phân hóa mầm hoa của cây cà phê sớm hơn, đòi hỏi cần phải tưới sớm hơn để cà phê ra hoa đậu quả tốt.

Vùng có địa hình cao, nhiệt độ thấp hơn, mùa khô đến muộn hơn từ đó cây cà phê cũng phân hóa mầm hoa muộn hơn và do vậy thời điểm tưới nước cho cây cũng muộn hơn, cây ra hoa đậu quả muộn hơn. Chính do đặc điểm về sự khác nhau của địa hình, khí hậu thời tiết của từng vùng nên sự tăng trưởng và phát triển của quả cà phê vào giữa mùa mưa cũng khác nhau.

Mùa mưa năm 2024 đến muộn, nắng nóng kéo dài vào cuối mùa khô nên tốc độ tăng trưởng thể tích quả cà phê ở một số vùng cũng rất chậm, vào tháng 6, 7 chỉ đạt khoảng 50 - 60 % so với điều kiện thời tiết bình thường. Vì vậy thời điểm bón phân, lượng, loại phân bón cho cà phê vào giai đoạn này cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tăng trưởng của cây cà phê.

Các vườn cà phê có quả còn nhỏ cần tiếp tục bón loại phân NPK có hàm lượng đạm và lân cao, kali thấp hơn. Ảnh: Trương Hồng.

Các vườn cà phê có quả còn nhỏ cần tiếp tục bón loại phân NPK có hàm lượng đạm và lân cao, kali thấp hơn. Ảnh: Trương Hồng.

Đối với các vườn cà phê có quả còn nhỏ (đường kính quả từ 1 - 2 mm) cần tiếp tục bón loại phân NPK Đầu Trâu có hàm lượng đạm và lân cao, kali thấp hơn (Đầu Trâu tăng trưởng) với lượng khoảng 0,2 – 0,3 kg/cây nhằm giúp quả cà phê tăng nhanh về thể tích quả tạo điều kiện cho việc hình thành nhân đạt kích thước tối đa.

Khi quả cà phê đạt đường kính từ 2,5 - 4 mm thì sử dụng các loại phân NPK có hàm lượng đạm và kali cao, lân thấp (Đầu trâu chắc hạt) với lượng bón từ 0,3 - 0,4 kg/cây nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng N, P, K đảm bảo cho quá trình tích lũy chất khô của quả và nhân tốt, giảm tỷ lệ quả rụng, góp phần tăng năng suất và chất lượng hạt cà phê.

Đối với vườn cà phê quả đạt kích thước từ 2,5 - 4 mm (đường kính quả) thì giai đoạn này chỉ cần bón các loại phân giữa mùa mưa (Đầu Trâu chắc hạt,  hoặc các loại phân NPK có tỷ lệ 2:1:2, 3:1:3, 3:2:3…) với lượng bón theo khuyến cáo của quy trình hoặc dựa vào năng suất thu hoạch và độ phì nhiêu của đất. Lượng bón trung bình từ 0,4 - 0,6 kg/cây.

Ngoài ra, dưới tác động của biến đổi khí hậu, trong mùa mưa xen kẽ có những đợt mưa hoặc nắng kéo dài thì cần lưu ý:

Giữa mùa mưa có thời gian mưa liên tục kéo dài như trong tháng 7/2024 thì không nên bón phân cho cà phê với lượng nhiều do độ ẩm trong đất rất cao gần như bão hòa, rễ cây bị thiếu ôxy nên việc hút các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây để nuôi quả bị hạn chế dẫn đến tình trạng cây cà phê bị thiếu hụt dinh dưỡng tạm thời làm cho cây bị suy yếu, quả dễ bị rụng và trọng lượng nhân bị giảm.

Bón phân và thời điểm này dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón không cao, tăng chi phí đầu tư và có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nước do lượng phân bị mất đi theo dòng nước xuống sông suối và bị rửa trôi. Do vậy cần chú ý cung cấp dinh dưỡng cho cà phê bằng con đường phun qua lá sẽ đạt hiệu quả tốt nhất, giúp cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho cây, góp phần giảm tỷ lệ rụng quả, tăng trọng lượng nhân. Phun phân bón lá cho cà phê cần đảm bảo tối thiểu được 2 lần và cách nhau khoảng 15 – 20 ngày. Khi kết thúc đợt mưa cần bón phân qua đất để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cây cà phê.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng giúp cà phê và cây trồng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.  Ảnh: Trương Hồng.

Phân bón Đầu Trâu chuyên dùng giúp cà phê và cây trồng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.  Ảnh: Trương Hồng.

Trong mùa mưa có thời kỳ tiểu hạn, hoặc nắng hạn bất thường kéo dài làm cho độ ẩm trong đất vườn cà phê thấp dẫn đến cây cà phê không hoặc khó hấp thu được dinh dưỡng từ đất, từ đó cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng, quả cà phê bị rụng, nhân bị nhỏ lại. Phun phân bón lá cho cà phê vào giai đoạn này là giải pháp thông minh, cung cấp kịp thời đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó hạn chế được tỷ lệ quả rụng, tăng khối lượng nhân. 

Để đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng phân bón lá cho cà phê giai đoạn nuôi trái, các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng các loại phân bón lá chuyên dùng cho cà phê hoặc các sản phẩm đảm bảo cân đối các yếu tố đa, trung và vi lượng phù hợp với giai đoạn tăng trưởng và tích lũy chất khô quả. Lựa chọn các loại phân bón lá Đầu Trâu nuôi trái, lớn trái của Công ty CP Phân bón Bình Điền Mê Kông là một lựa chọn thông minh.

Các thực nghiệm và tổng kết nhiều mô hình thực tiễn của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên từ các năm 2002 - 2007  cho thấy rằng trong điều kiện bất thuận (nắng hạn kéo dài, mưa nhiều ngày trong mùa mưa ở Tây Nguyên) việc sử dụng các loại phân bón lá phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê thời kỳ kinh doanh đã làm giảm tỷ lệ rụng quả từ 5 - 15 %; tăng trọng lượng nhân từ 3 - 10 % so với đối chứng.

Bón phân cho cà phê giai đoạn kinh doanh trong mùa mưa trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu như hiện nay cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết khí hậu để điều chỉnh chế độ cung cấp dinh dưỡng một cách khoa học, phù hợp với trạng thái sinh trưởng, phát triển của cây nhằm đạt được hiệu quả nông học cao nhất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê, tăng thu nhập và lợi nhuận bền vững cho nông dân.

Xem thêm
Bệnh thối nhũn cải bắp và cách phòng trừ

Cải bắp là loại rau màu có giá trị kinh tế cao, dễ trồng và nhanh cho thu hoạch, tuy nhiên dễ bị các loại bệnh tấn công trong có có bệnh thối nhũn.

'Check in cùng bao cám, rinh quà về tay' cùng De Heus Việt Nam

De Heus Việt Nam mang đến minigame thú vị 'Check in cùng bao cám, rinh quà về tay' cùng De Heus Việt Nam nhằm tri ân khách hàng trên khắp cả nước.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất