| Hotline: 0983.970.780

Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Mâm cúng Giao thừa gồm những gì? Cần lưu ý gì?

Thứ Hai 31/01/2022 , 21:21 (GMT+7)

Dưới đây là gợi ý mâm cỗ cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời chính xác và chuẩn truyển thống nhất 2022 mà mọi người có thể tham khảo.

Mâm cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời 2022 gồm những gì? Cần lưu ý gì?

Mâm cúng Giao thừa trong nhà và ngoài trời 2022 gồm những gì? Cần lưu ý gì?

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời 2022

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời năm Nhâm Dần 2022 sẽ gồm:

- Thủ lợn/gà trống tơ

- Bánh chưng

- Đèn nến

- Vàng mã

- Hương, nến

- Hoa, quả tươi

- Trầu cau

- Muối gạo

- Rượu, trà

- Quần áo, mũ nón thần linh

Khi đặt mâm cỗ, cần chú ý để ở nơi sạch sẽ. Muối gạo sau khi cúng thì đem rắc xung quanh nhà để trừ tịch.

Mâm cúng Giao thừa trong nhà 2022

Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời, các gia chủ sẽ cúng giao thừa trong nhà.

Lễ cúng trong nhà là để dâng gia tiên, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới.

Mâm lễ cúng Giao thừa trong nhà sẽ gồm:

- Sớ cúng giao thừa (sớ có thể có hoặc không, không bắt buộc)

- Mâm ngũ quả

- Hoa, nến, cau trầu

- Tiền vàng mã, mũ loại không có cánh chuồn

- Mâm cỗ mặn với các món ăn truyền thống ngày Tết như: Gà luộc, bánh chưng, giò lụa, xôi gấc hoặc xôi đỗ, canh miến,...

(Tùy thuộc vào từng gia đình, từng địa phương mà các món ăn sẽ được thay đổi khác nhau.)

- Mâm cỗ ngọt với các món: bánh kẹo, mứt Tết.

Việc lựa chọn mâm cỗ mặn hay cỗ chay, cỗ ngọt không quá bắt buộc, tùy vào từng gia đình mà chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa trong nhà phù hợp, quan trọng là tấm lòng thành kính.

Những điều kiêng kỵ trong đêm Giao thừa cần tránh

Quan niệm dân gian có nhiều điều kiêng kỵ ngày Tết, có những điều đã được lý giải nhưng cũng có những điều khá mơ hồ.

Việc thực hiện kiêng cữ còn tùy thuộc vào từng gia đình, từng người.

Tuy nhiên nắm được những quan niệm kiêng kỵ này sẽ giúp bạn cư xử tế nhị, khéo léo trong dịp Tết, tránh những hiểu lầm, khó xử không đáng có. Những điều kiêng kỵ đó sẽ là:

- Không nói điều xui xẻo như bệnh tật, mất mát, thua lỗ,…

- Không cãi nhau, to tiếng với người trong gia đình.

- Không nói tục, nói lời không hợp với không khí đón Tết. Nói chuyện lịch sự, vui vẻ.

- Không ăn cháo trắng: Quan niệm dân gian cho rằng việc này điềm báo cuộc sống nghèo khổ trong năm tới.

- Không làm vỡ đồ: Người xưa quan niệm việc làm rơi vỡ đồ trong năm mới là không tốt, vì những từ như "vỡ", "bể" điềm báo sự chia cắt trong gia đình.

- Không dùng kinn chỉ: Người xưa quan niệm việc sử dụng kim chỉ may vá trong năm mới điềm báo gia đình vất vả, cả năm "giật gấu vá vai", thiếu trước hụt sau.

- Không cho lửa, nước: Lửa có màu đỏ, vàng tượng trưng cho may mắn. Quan niệm dân gian cho rằng cho lửa là cho đi may mắn của gia đình. Ngoài ra nước được ví như nguồn tài lộc, dân gian quan niệm cho nước sẽ làm tài chính xui xẻo, tiền mất tật mang.

- Không vay tiền, trả nợ: Những khoảng nợ nên trả hết trong năm cũ. Quan niệm người xưa cho rằng vay tiền hoặc trả nợ đầu năm giống như "dâng" tài lộc vào tay người khác.

- Không quét nhà, đổ rác: Những ngày đầu năm, đặc biệt mùng 1 Tết, dân gian quan niệm không nên quét nhà. Vì quét nhà là quét tài lộc ra ngoài. Hoặc quét nhà thì nên dồn lại một góc, không nên hốt đi.

- Không nên xông đất khi nhà có tang.

- Không hái lộc ở chùa, đền, miếu... đêm giao thừa.

- Không cắt tóc và móng tay.

- Không chúc Tết người đang ngủ.

- Không đánh thức người khác vào sáng mùng 1.

- Không xông nhà khi không được mời hoặc không hợp tuổi với gia chủ.

- Không mặc quần áo màu đen, trắng.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm
Vụ diễn viên Vương Tinh mất tích: Tìm thấy trong tình trạng không ai ngờ

Diễn viên Vương Tinh - sao nam điện ảnh Hoa ngữ đã được tìm thấy sau nhiều ngày gia đình và cơ quan chức năng nỗ lực tìm kiếm. 

Việt Nam sớm chuẩn bị cho giải boxing nữ thế giới 2025

Các tay đấm nữ Việt Nam dự kiến góp mặt ở Giải boxing nữ vô địch thế giới 2025 tại Serbia vào tháng 3 tới.

Người dân Cần Thơ mãn nhãn màn đua thuyền buồm trên sông Hậu

Ngày 29/12, lần đầu tiên TP Cần Thơ tổ chức giải đua thuyền buồm, một hoạt động mới lạ trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày hội Du lịch - Đêm hoa đăng Ninh Kiều.