| Hotline: 0983.970.780

Mận máu Hoàng Su Phì được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu

Thứ Hai 19/12/2022 , 10:48 (GMT+7)

Hơn một năm triển khai thực hiện Nhãn hiệu chứng nhận Mận máu Hoàng Su Phì đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngày 22/6 năm 2022.

Empty

Đến nay đã có trên 420ha trồng mận máu trên toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cây mận máu là một loại cây ăn quả đã có từ rất lâu đời trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Chất lượng ngon, ngọt, màu sắc bắt mắt, đặc thù của sản phẩm được tạo nên bởi điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng và địa hình nơi đây.

Theo người dân địa phương thì cây mận máu, dù đã được biết đến ngoài tự nhiên từ rất lâu, nhưng chỉ được trồng từ cách đây khoảng 50 năm, nhưng số lượng rất ít.  Trong những năm trở lại đây, được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, đã quy hoạch, vận động người dân trồng và phát triển vùng canh tác cây mận máu, nên diện tích trồng mận đã tăng đáng kể.

Đến nay đã có trên 420ha trồng mận máu trên toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Nhận thức được tầm quan trọng của cây mận máu đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, năm 2020, UBND tỉnh Hà Giang đã phê duyệt Dự án “Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Mận máu Hoàng Su Phì” cho sản phẩm mận máu của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang”. Sau hơn một năm triển khai thực hiện thì Nhãn hiệu chứng nhận Mận máu Hoàng Su Phì đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vào ngày 22/6 năm 2022 cho nhóm tác giả như: Trần Thế Như Hiệp, Bùi Bá Din, Dương Hoài An, Nguyễn Thị Thảo Nguyên.

Empty

Mận máu Hoàng Su Phì. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đối tượng sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, công ty có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh mận máu đều được sử dụng sau khi đăng ký và đạt được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm mận. Sau khi đăng ký và đáp ứng yêu cầu thì sẽ được UBND huyện cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Mận máu Hoàng Su Phì, được sử dụng biểu trưng Mận máu dán lên bao bì, nhãn mác của đơn vị mình.

Ý nghĩa của logo mang nhãn hiệu chứng nhận Mận máu Hoàng Su Phì: bố cục tổng thể của logo gồm hình ảnh quả mận máu tươi ngon, cụm từ “Mận máu” và địa danh “Hoàng Su Phì”, cụ thể: Biểu tượng quả mận máu căng tròn, tươi ngon, cành lá xanh mát vừa thể hiện chất lượng sản phẩm vừa ngụ ý cho sự phù hợp của thổ nhưỡng đối với loại cây này. Cùng với cụm từ “mận máu” để giới thiệu sản phẩm cùng với hình ảnh của logo.

Cụm từ “Hoàng Su Phì” sử dụng phong cách thiết kế đường nét bo tròn, mềm mại để giới thiệu về vùng đất thấm đẫm chân tình và là nơi để sản phẩm phát triển bền vững; Phía dưới là chữ Mận máu thể hiện tên thương mại của sản phẩm.

Empty

Hơn một năm triển khai thực hiện nhãn hiệu chứng nhận Mận máu Hoàng Su Phì đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngày 22/6 năm 2022. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Các khu vực được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Mận máu Hoàng Su Phì bao gồm: thị trấn Vinh Quang và 23 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì (Hồ Thầu, Bản Máy, Bản Nhùng, Nậm Dịch, Bản Phùng, Chiến Phố, Đản Ván, Nậm Khòa, Tụ Nhân, Nam Sơn, Nậm Ty, Nàng Đôn, Ngàm Đăng Vài, Pố Lồ, Pờ Ly Ngài, Sán Sả Hồ, Tả Sử Chống, Tân Tiến, Thàng Tín, Thèn Chu Phìn, Thông Nguyên, Bản Luốc và Túng Sán).

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.