| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp đề nghị 'kiểm soát 3 tuyến' chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Hai 13/05/2019 , 10:48 (GMT+7)

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thiều Nam - Phó Tổng giám đốc Masan Group tại hội nghị trực tuyến phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

Theo lời ông Nam, Masan Group là doanh nghiệp đầu tư chuỗi chăn nuôi khép kín 3F, luôn tuân thủ và hưởng ứng các chương trình và thực hiện nghiêm các giải pháp mà Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi đề ra.

Tuy nhiên hiện nay dịch bệnh đang có chiều hướng lan rộng và rất khó kiểm soát, việc ngăn chặn dịch bệnh này rất khó khăn và có thể kéo dài 5-7 năm.

Vậy phải làm thế nào để vừa duy trì chăn nuôi lợn, vừa tìm cách duy trì nguồn cung trong nước để chung sống với dịch tả lợn Châu Phi?

Ông Nguyễn Thiều Nam - Phó Tổng giám đốc Masan Group

Chia sẻ tại hội nghị, ông Nam cho biết, tại quyết định 4527 quy định nghiêm cấm việc vận chuyển mua bán lợn vào vùng dịch bị uy hiếp, chúng tôi thấy có những rủi ro như sau: Đối với các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ công nghiệp theo quy mô lớn thì hầu hết đều tuân thủ, nhưng rất khó kiểm soát các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, vì lực lượng phòng chống dịch mỏng. 

Thứ hai, quy định đối với vùng dịch bệnh bị uy hiếp, chỉ được phép giết mổ, phân phối trong vùng dịch. Tôi thấy đây là bất cập. Ví dụ, với công suất giết mổ khổng lồ của Masan, làm sao có thể tiêu thụ trong nội vùng Kim Bảng, Hà Nam.

Khi nguồn thịt lợn sạch bị khan hiếm, đó là nguy cơ nhãn tiền cho ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta không thể ngăn người tiêu dùng sử dụng thịt lợn nhập khẩu từ Châu Âu, Barazil...

Thịt ngoại sẽ tràn vào, gây tạo ra tình trạng khó khăn kép trong chăn nuôi, kinh doanh thịt lợn.

Vì lý do trên, Masan đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng kiểm soát vấn đề dịch bệnh theo 3 tuyến: Tuyến 1 là đảm bảo không cho bất kỳ lợn hoặc đàn lợn nào nhiễm dịch bệnh được xuất chuồng, xuất trại. Tuyến hai, đảm bảo không có bất kỳ con lợn nào nhiễm bệnh vào nhà máy giết mổ. Tuyến 3, kiểm soát thành phẩm khi ra khỏi cơ sở giết mổ để đảm bảo không có bất kỳ sản phẩm thịt lợn mất an toàn nào đến tay người tiêu dùng.

Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát lây lan cho thấy chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ tại Việt Nam hầu hết không đáp ứng được các điều kiện về an toàn sinh học. (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp phát hiện lợn bị dịch bệnh bên trong cơ sở/nhà máy giết mổ thì cơ sở/nhà máy giết mổ phải ngừng hoạt động trong 48 giờ để thanh trùng, trường hợp phát hiện cơ sở giết mổ cố tình vi phạm thì sẽ bị đóng cửa. Đồng thời các thông tin về các cơ sở giết mổ an toàn sẽ được công khai trực tuyến trên các phương tiện thông tin của Cục Thú y.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá rất cao những ý kiến xác đáng, phù hợp với tình hình thực tiễn của Masan. Tới đây, Bộ NN-PTNT và các Bộ, ngành sẽ có văn bản kiến nghị Chính phủ để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ lợn quy mô công nghiệp trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, khó lường

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất bình yên của những người dân chất phác, thân thiện với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.