| Hotline: 0983.970.780

Giá thành sản xuất lúa - Giảm trong tầm tay

Men vi sinh giúp giảm 50% chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Thứ Năm 24/03/2022 , 08:52 (GMT+7)

Lúa sinh trưởng tốt, sạch bệnh, năng suất tăng, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường. Đây là hiệu quả kép từ việc sử dụng chế phẩm vi sinh Emuniv.

Xử lý rơm rạ, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ lại cho đất

ĐBSCL sau vụ mùa lượng rơm rải trên đồng rất lớn, một phần lượng rơm được bà con thu gom làm nấm rơm, còn phần nhiều bà con đem đi đốt bỏ lấy làm tro. Điều này không những làm lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông mà còn tác động xấu đến hiệu quả sản xuất trong các vụ tiếp theo của nông dân.

Ông Huỳnh Trung Thu ở xã Ða Phước, huyện An Phú (An Giang) sử dụng chế phẩm vi sinh Emuniv để xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng giúp tạo nguồn phân bón hữu cơ nuôi dưỡng cây lúa rất tốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Trung Thu ở xã Ða Phước, huyện An Phú (An Giang) sử dụng chế phẩm vi sinh Emuniv để xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng giúp tạo nguồn phân bón hữu cơ nuôi dưỡng cây lúa rất tốt. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Việc đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sẽ làm tiêu diệt vi sinh vật có lợi, làm mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, lượng rơm và gốc rạ còn lại trên ruộng do thời gian chuyển vụ rất ngắn. Trong trường hợp này, rơm rạ không kịp phân hủy để cung cấp dinh dưỡng cho cây, và sự phân hủy hữu cơ không triệt để, khi gặp nắng nóng tạo ra các chất độc H2S, CH4 làm cho cây lúa bị ngộ độc hữu cơ. Khi cây lúa bị ngộ độc hữu cơ do quá trình phân hủy rơm rạ kéo dài sau khi vùi thường sinh trưởng và phát triển kém, năng suất thấp.

Trước tình cảnh giá vật tư nông nghiệp đang tăng cao như hiện nay, đi đến đâu cũng nghe bà con nông dân than đứt ruột “Làm lúa ngày nay không còn lời cao như trước đây nữa mà bị giá vật tư ăn hết rồi”. Ngành nông nghiệp từ cấp trung ương đến địa phương đều khuyến cáo nông dân nên mạnh dạn thay đổi cách sản xuất truyền thống, lạc hậu đó sang áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới trong canh tác lúa như “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” để giảm chi phí tăng lợi nhuận trong vụ mùa.

Thông qua hỗ trợ, hướng dẫn của các đơn vị, doanh nghiệp và cơ quan chuyên môn thuộc ngành Nông nghiệp, nông dân đã ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh nói chung để xử lý rơm rạ, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ lại cho sản xuất lúa giúp giảm mạnh được lượng sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Đặc biệt những năm gần đây mô hình xử lý rơm rạ tại ruộng bằng chế phẩm sinh học Emuniv do Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) nghiên cứu, chuyển giao đang mang lại hiệu quả tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Emuniv giúp phân giải nhanh rơm rạ thành mùn, chống ngộ độc hữu cơ cho cây, cân bằng độ pH đất, cải thiện hệ vi sinh vật, ức chế và tiêu diệt nấm bệnh trong đất.

Nông dân ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ lại cho sản xuất lúa giúp giảm mạnh được lượng sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ, tạo nguồn phân hữu cơ phục vụ lại cho sản xuất lúa giúp giảm mạnh được lượng sử dụng phân bón vô cơ và thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những mô hình này không chỉ giúp người canh tác lúa nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế mà lợi ích hết sức quan trọng nữa là giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc đốt rơm rạ sau thu hoạch. Bên cạnh đó, mô hình cũng giúp hạn chế việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, tận dụng được nguồn hữu cơ sẵn có tại ruộng để cải tạo đất trồng.

Giảm 50% sử dụng thuốc BVTV

Hơn 4 năm qua, ông Huỳnh Trung Thu ở xã Ða Phước, huyện An Phú (An Giang) được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ đã sử dụng chế phẩm vi sinh Emuniv để xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng giúp tạo nguồn phân bón hữu cơ nuôi dưỡng cây lúa. Qua 9 vụ triển khai trên diện tích khoảng 15ha lúa đã cho thấy hiệu quả mang lại rất tốt, giúp nông dân có thể giảm mạnh lượng sử dụng các loại phân bón vô cơ từ hơn 50 kg/công (1.000m2), xuống chỉ còn 35 kg/công.

Ngoài xử lý để làm phân hữu cơ, rơm rạ là nguồn tài nguyên lớn có thể làm thức ăn cho gia súc và làm nấm rơm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngoài xử lý để làm phân hữu cơ, rơm rạ là nguồn tài nguyên lớn có thể làm thức ăn cho gia súc và làm nấm rơm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Toàn bộ rơm rạ trên đồng được xử lý bằng chế phẩm vi sinh đã giúp trả lại nguồn dinh dưỡng rất tốt cho đất, giúp ruộng lúa tốt, ít sâu bệnh, hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV. Từ đó, ruộng lúa cũng cho hạt gạo có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không có dư lượng thuốc BVTV.

Ông Thu cho biết, trước khi xuống giống vụ lúa đông xuân 2022, khâu đầu tiên ông làm là cho tiến hành xử lý rơm rạ tại ruộng bằng vi sinh Emuniv và áp dụng kỹ thuật sạ thưa bằng máy sạ cụm chỉ có 6kg/1.000m2, phân NPK 35kg/1.000m2, thuốc BVTV giảm 50% (chỉ phun 2 lần phòng sâu bệnh). Trồng giống lúa DT08 đến nay trà lúa xanh tốt, ít sâu bệnh, cứng cây không đổ ngã. Dự kiến khoảng 20 ngày nữa sẽ cho thu hoạch. 

Còn ruộng đối chứng, sạ thường 20kg/1.000m2, phân NPK 60kg/1.000m2, phun thuốc BVTV 6 đợt thì vẫn có xuất hiện sâu cuốn lá, sâu đục thân, chích hút, rầy phấn trắng, cháy lá, lem lép hạt.

Theo ông Thu, những ruộng có xử lý rơm rạ bằng vi sinh tại đồng ruộng, khi canh tác trong mùa vụ sẽ thấy rõ nhất là có nguồn phân hữu cơ phục vụ lại cho sản xuất lúa. Từ đó giúp giảm mạnh lượng phân bón, thuốc BVTV từ 30 - 50%. Lúa luôn xanh tốt, có bộ lá đồng vàng chanh, ít sâu bệnh, lúa cứng cây, ít bị muỗi hành phá hại hơn hẳn so với ruộng đối chứng trên cùng một chủ ruộng.

"Kỹ thuật sử dụng Emuniv xử lý rơm rạ trên đồng ruộng rất đơn giản. Với liều lượng và phương pháp sử dụng 5 - 7kg Emuniv/ha trộn đều với đất bột rồi rắc lên rơm, rạ trên ruộng đã tháo cạn nước, dùng máy vùi rơm rạ xuống bùn, để phơi lộ ruộng 10 ngày. Sau đó để lắng bùn 1 - 2 ngày rồi tiến hành sạ lúa hay cấy sẽ giúp thân cây cứng khỏe, lá lúa xanh lâu hơn, năng suất tăng so với phương pháp canh tác truyền thống.

Từ khi sử dụng Emuniv xử lý rơm rạ, năng suất lúa tăng lên 5 - 10%, trong khi đó chi phí đầu tư giảm hơn trước khá nhiều, nhẹ công chăm sóc vì cây lúa xanh lâu hơn ruộng đối chứng, đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, giảm lượng phân bón và thuốc BVTV…”, ông Thu nói.

Ông Nguyễn Văn Tường, Trưởng Trạm Trồng trọt và BVTV huyện An Phú cho biết: Hiện nay chi phí phân bón và thuốc BVTV đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản xuất lúa, nhất là trong bối cảnh giá các mặt hàng này tăng cao. Do vậy, việc chủ động thực hiện các giải pháp hữu cơ nhằm giảm sử dụng phân bón và thuốc hóa học trong sản xuất lúa là rất quan trọng để đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa và góp phần bảo vệ môi trường.

Sử dụng 5 - 7kg Emuniv/ha trộn đều với đất bột rồi rắc lên rơm, rạ trên ruộng đã tháo kiệt nước, dùng máy vùi rơm rạ xuống bùn, để phơi lộ ruộng 10 ngày sau đó mang giống ra gieo sạ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sử dụng 5 - 7kg Emuniv/ha trộn đều với đất bột rồi rắc lên rơm, rạ trên ruộng đã tháo kiệt nước, dùng máy vùi rơm rạ xuống bùn, để phơi lộ ruộng 10 ngày sau đó mang giống ra gieo sạ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang cho biết: Hàng năm toàn tỉnh sản xuất trên 600.000ha lúa, sau thu hoạch sẽ cho ra lượng rơm rất lớn. Sau mỗi vụ gặt lúa, rơm rạ thường được nông dân xử lý bằng cách đốt, để tại ruộng và cày vùi, một phần bị vứt bỏ ngoài mương máng làm ách tắc dòng chảy.

Đốt rơm rạ gây lãng phí nguồn phân bón hữu cơ từ rơm, gốc rạ, tiêu diệt vi sinh vật có ích làm thoái hóa đất. Mặt khác, do áp lực thời vụ và thời gian làm đất ngắn, nếu không xử lý tốt, rơm rạ sẽ không kịp phân hủy, cây lúa trong vụ mùa dễ bị nghẹt rễ, vàng lá làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Cũng theo ông Hiền, hàm lượng phân bón chứa trong rơm rạ là rất lớn. Do vậy, nếu lượng rơm rạ được xử lý bằng men vi sinh sẽ đem lại hiệu quả kép, cung cấp cho cây trồng một lượng lớn phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV gây tác hại tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người.

    Tags:
Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm