| Hotline: 0983.970.780

Mía cháy do đâu?

Thứ Sáu 04/03/2016 , 16:05 (GMT+7)

Ông Trần Đức Hùng ở ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh cho biết: “Hàng chục ha mía của gia đình tôi cứ cháy liên tục từ tết tới giờ. Ngày 26/2 vừa qua, mía lại cháy, dù đã huy động hết người nhà và bạn bè hỗ trợ, nhưng vẫn không cứu được”.

Liên tiếp những ngày qua, nông dân trồng mía ở các xã Hưng Thịnh, Trung Hòa (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) lâm cảnh khốn đốn khi cả trăm ha mía đột nhiên cháy rụi, thiệt hại hàng tỷ đồng.

Trên đường tới vùng nguyên liệu mía chúng tôi thấy 3 - 4 chiếc xe tải chở đầy mía cháy đen. Tại các xã Hưng Thịnh và Trung Hòa, chỉ mấy ngày trước, mía còn xanh mơn mởn thì nay đã cháy lụi.

Nông dân trồng mía tại đây cho hay, suốt từ 29 tết tới nay, mía cháy liên tục, cứ cách vài ba ngày lại có 1 đám cháy. Có hôm, mía cháy đồng loạt tại nhiều khu, rải rác nhiều nơi. Từ rẫy này qua rẫy khác, những bó mía cháy chất đầy đồng, “leo” lên cả đường, chờ xe tải tới chở đi. Cái nóng của thời tiết cộng với sức nóng của mía cháy khiến những nông dân dù đã bị kín mặt, tay chân, nhưng quần áo cứ nóng ran, ám muội đen, chân tay rộp.

Ông Trần Đức Hùng ở ấp Hưng Long, xã Hưng Thịnh cho biết: “Hàng chục ha mía của gia đình tôi cứ cháy liên tục từ tết tới giờ. Ngày 26/2 vừa qua, mía lại cháy, dù đã huy động hết người nhà và bạn bè hỗ trợ, nhưng vẫn không cứu được”. Ước tính, ông Hùng bị cháy hơn 40 ha mía, sản lượng khoảng 2.500 tấn, thiệt hại gần 500 triệu đồng (nhà máy thu mua mía cháy sẽ trừ tiền so với giá mía tươi hiện tại).

Còn rẫy của ông Trương Hùng Dũng ở cùng xã, gần 2/3 diện tích mía đã bị cháy rụi. Ông cho biết: “Chúng tôi kiểm kê thiệt hại thì mất gần 80 ha mía, trên 5.000 tấn mía nguyên liệu bị cháy, chữ đường bị mất gần 50%. Nếu theo giá mía hiện nay, con số thiệt hại của gia đình ngót gần tỷ đồng!”.

16-21-20_1
Mía cháy làm chữ đường giảm mạnh

Hiện giá mía tươi được nhà máy thu mua ở mức cao, 930.000 đồng/tấn tại ruộng, giá mía cháy chỉ 880.000 đồng/tấn. Nếu mía cháy không chặt ngay trong 3 ngày đầu thì chữ đường sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Về nguyên nhân, theo ông Trần Đắc Hùng: “Những đám cháy xảy ra không tập trung vào một buổi, có hôm buổi sáng, lúc thì buổi trưa, cũng có khi khuya mới cháy. Nhiều nhân công của tôi cho biết, trước thời điểm cháy chừng vài tiếng, họ có thấy bóng người chạy xe máy từ trong rẫy đi ra, với tốc độ rất nhanh, khoảng vài tiếng sau thì phát hiện cháy”.

Sở dĩ ông Hùng nghi là có người đốt vì có lần, ông đi thăm rẫy mía vào giấc trưa thì thấy một nén hương cháy dở, được buộc chặt lại cùng với 3 đầu que diêm, đặt ngay giữa ruộng. Ông nói: “Những que hương này khi cháy đến phần buộc đầu diêm, thì sẽ tạo ra lửa, gây cháy. Thời gian đốt hương cho đến thời gian hương cháy vào diêm, đủ để cho kẻ đốt cao chạy xa bay”.

Ông Hùng cũng cho rằng, lúc này là vào đầu mùa khô, thời tiết nắng nóng, trời khô hạn khiến cây mía rất dễ bén lửa. Chỉ cần ai đó vô tình quăng một mẩu tàn thuốc vào mía, hay nấu ăn vô tình để gió thổi một tàn lửa vào rẫy là cả khu vực đó bùng cháy ngay tức khắc.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó phòng Kinh tế huyện Trảng Bom cho biết: “Đợt cuối tháng 1, chúng tôi có khảo sát thiệt hại 72 ha mía cháy tại khu vực xã Trung Hòa. Đã có hàng chục hộ bị thiệt hại, trong đó hộ ông Trương Hùng Dũng bị nặng nhất. Huyện vẫn đang tiếp tục khảo sát để có số liệu thống kê chính xác nhất”.

16-21-20_3
Nhà máy thu mua mía cháy sẽ trừ tiền so với giá mía tươi hiện tại

Theo ông Dũng, nguyên nhân dẫn đến cháy mía vẫn đang được làm rõ. Huyện đã chỉ đạo, phối hợp cùng với công an cùng các bộ phận liên quan để tiến hành điều tra. Nếu do thiên tai, huyện sẽ có mức hỗ trợ, đền bù cho người dân. Còn mía cháy do bị đốt, huyện sẽ tích cực điều tra tìm ra hung thủ.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm