| Hotline: 0983.970.780

Mô hình biogas sinh học thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Năm 04/07/2019 , 09:04 (GMT+7)

Bến Tre là một trong những tỉnh có tổng đàn vật nuôi và số hộ chăn nuôi heo với quy mô nông hộ vào bậc cao trong khu vực ĐBSCL, góp phần đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng.

14-31-33_thng_do_mu_kiem_tr_dinh_duong_nguon_nuoc
Kiểm tra màu sắc của nước để biết độ dinh dưỡng của nguồn nước.

Tuy nhiên vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chưa được thực hiện một cách triệt để. Mặc dù nhiều hộ chăn nuôi đã áp dụng mô hình khí sinh học biogas với các dạng hầm KT2, composite, cống bê tông và túi để giảm thiểu chất thải chăn nuôi nhưng việc thiết kế và vận hành mô hình biogas chưa phù hợp dẫn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi chưa hiệu quả.

Vấn đề cần được quan tâm là một số thông số chất hữu cơ, tổng chất rắn lơ lửng, tổng đạm, tổng coliform trong nước thải sau biogas vẫn cao hơn so với giá trị tối đa cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường khi xảy ra nguồn tiếp cận.

Để kiểm soát ô nhiễm môi trường, cải thiện sinh kế nông hộ góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, bà Nguyễn Thị Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường Bến Tre cho biết: “Chi cục đã phối hợp với trường Đại học Cần Thơ xây dựng 9 mô hình sinh học xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nông hộ trên địa bàn hai huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam. Hai dạng mô hình biogas để xử lý chất thải chăn nuôi heo cho các hộ có đủ diện tích đất để làm ao nuôi cá. Mô hình biogas chế phẩm sinh học để kiểm soát ô nhiễm nước thải sau túi ủ biogas đối với các hộ chăn nuôi heo có diện tích đất và không có ao nuôi cá”.

Mô hình biogas chế phẩm sinh học nước thải sau hệ thống xử lý với các chỉ tiêu PH, COD, TKN đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về nước thải chăn nuôi. Nếu hộ có vườn cây ăn trái có thể sử dụng nước ở hố cuối cùng tưới cho cây. Nếu hộ không có vườn thì có thể sử dụng trồng các loại cây thủy canh tại chỗ trên hố xử lý cuối cùng nhằm tạo sinh cảnh mỹ quan và cung cấp nguồn thực phẩm cho gia súc gia cầm.

Đối với mô hình biogas cá sử dụng nước thải từ túi biogas cho xả ra ao nuôi cá sặc rằn không bổ sung thức ăn công nghiệp, cá vẫn sinh trưởng và phát triển với trọng lượng tương đương với cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp.

Bà Cao Thị Bọ ở ấp Sùng Tân, xã Tân Thanh Tây (huyện Mỏ Cày Bắc) phấn khởi: “Tôi tham gia mô hình trước Tết Nguyên đán 2019, được hỗ trợ xây hầm biogas, gần 800 con cá sặc rằn giống, các cháu sinh viên, cán bộ kỹ thuật hàng tháng xuống nhà hướng dẫn thực hiện. Dự án nghiệm thu hôm tháng 4/2019. Cá kéo lên thấy lớn nhanh không khác gì cá nuôi bằng thức ăn viên”.

Kết quả của mô hình túi biogas - chế phẩm sinh học hoặc túi biogas - cá đã góp phần thúc đẩy phát triển đa dạng các mô hình cải thiện sinh kế hộ bởi không tốn tiền mua chất đốt giảm ô nhiễm môi trường thu được lợi nhuận từ nuôi cá và sử dụng nước từ các hố xử lý để tưới cho vườn cây.

14-31-33_b_bo
Bà Cao Thị Bọ dẫn cán bộ kỹ thuật xuống thăm mô hình.

Ngoài ra, việc xây dựng thí điểm thành công các mô hình này còn có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế nông hộ giảm phát thải khí nhà kính thích ứng với biến đổi khí hậu.

Còn bà Nguyễn Thị Cam, cùng ngụ ấp Sùng Tân cho biết: “Nếu trước đây nước thải sau biogas mình tưới trực tiếp lên cây dừa thì vẫn còn mùi hôi. Nay tận dụng nuôi cá vừa có thêm thu nhập vừa giảm tải mùi hôi, thấy môi trường đỡ hẳn”.

Theo bà Nguyễn Thị Thúy, mô hình sinh học xử lý chất thải chăn nuôi được thiết kế là dạng công trình đơn giản để người dân dễ quản lý sử dụng duy trì hoạt động ổn định chi phí xây dựng mô hình thấp nên người dân có thể dễ dàng chấp nhận. Do vậy Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với trường Đại học Cần Thơ phổ biến và nhân rộng mô hình.

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền về lợi ích và hiệu quả của 2 mô hình, tổ chức tập huấn đào tạo kỹ thuật viên tại chỗ về kỹ thuật lắp đặt mô hình, thành lập mạng lưới kỹ thuật viên để bảo trì mô hình, đồng thời hỗ trợ kinh phí để người chăn nuôi nhân rộng nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững”, bà Nguyễn Thị Thúy.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Thiếu nguyên liệu, nhà máy đường 'đắp chiếu'

Nhà máy mía đường Trà Vinh chỉ mới hoạt động được 65 ngày trong một năm vừa qua và đang phải tạm ngưng sản xuất do thiếu nguyên liệu.