| Hotline: 0983.970.780

Mở rộng lúa thu đông lên 800.000 ha

Thứ Năm 25/06/2020 , 15:41 (GMT+7)

Thời tiết thuận lợi, sâu bệnh ít, đảm bảo sản xuất lúa hè thu 2020 cuối vụ thắng lợi. Đồng thời vụ thu đông mở rộng lên 800.000 ha lúa đặc sản, chất lượng cao.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (bên trái) khảo sát vùng lúa TĐ 2020 sớm. Ảnh: HĐ.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (bên trái) khảo sát vùng lúa TĐ 2020 sớm. Ảnh: HĐ.

Ngày 25/6, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ đã khảo sát tình hình SX lúa hè thu và chỉ đạo SX vụ lúa thu đông 2020 tại ĐBSCL. 

Cánh đồng lớn (CĐL) SX lúa chất lượng cao tại khu vực Tân Phước, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, bà con nông dân đã xuống giống lúa TĐ được hơn 2 tuần tuổi. Lúa đang giai đoạn đẻ nhánh và vượt lên xanh tốt. Đây là một trong những mô hình CĐL lớn thành công ở TP Cần Thơ, hiện có 156 hộ dân tham gia, diện tích canh tác lúa gần 150 ha, SX lúa chất lượng cao 3 vụ/năm.

Vụ ĐX 2019-2020 CĐL Tân Phước tập trung SX giống lúa thơm Jasmine 85, vụ HT và TĐ trồng lúa chất lượng cao OM5451. Trong những năm gần đây, nông dân tham gia nhiều mô hình SX lúa tiên tiến, thực hiện đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là các giải pháp kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, ứng dụng công nghệ sinh thái... nâng cao được hiệu quả SX. Riêng 2 vụ lúa ĐX và HT vừa qua, năng suất lúa của nông dân tại CĐL Tân Phước đã tăng từ 0,05-0,14 tấn/ha, đồng thời giảm giá thành SX lúa thấp hơn từ 300-400 đồng/kg so với nông dân ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 2,5-3 triệu đồng/ha/vụ so với nông dân ngoài CĐL. Thắng lợi từ vụ lúa ĐX và HT 2020, trên CĐL Tân Phước nông dân chọn giống lúa chất lượng cao OM5451 SX cho vụ TĐ.

Trực tiếp quan sát thực tế mô hình và thăm hỏi nông dân, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao những cách làm hiệu quả tại CĐL Tân Phước, khuyến khích bà con nông dân tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào SX, sử dụng giống tốt, giảm lượng giống trong gieo cấy... nhằm nâng cao hiệu quả SX và chất lượng lúa gạo.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh thông tin thêm, đến nay ĐBSCL xuống giống vụ hè thu được hơn 1,4 triệu ha, đạt khoảng 95% kế hoạch, đồng thời nông dân đã thu hoạch được 400.000 ha, năng suất xấp xỉ 6 tấn/ha, cao hơn 2 tạ/ha so với vụ HT 2019. Để đảm bảo đến cuối vụ HT thắng lợi, nông dân cần lưu ý thường xuyên thăm đồng, chăm sóc, kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại lúa cho đến giai đoạn cuối vụ.

Nông dân vùng ven biển ĐBSCL vừa vào vụ gieo sạ lúa HT muộn. Ảnh: Hữu Đức.

Nông dân vùng ven biển ĐBSCL vừa vào vụ gieo sạ lúa HT muộn. Ảnh: Hữu Đức.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết: ĐBSCL đang triển khai vụ lúa TĐ xuống giống sớm ở ĐBSCL chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía bắc Quốc lộ 1 gồm Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ với tổng diện tích khoảng 400.000 ha. Đây là vùng lúa sẽ thu hoạch sớm trước khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Theo kế hoạch của Bộ NN-PTNT và các tỉnh ĐBSCL, vụ TĐ 2020 sẽ SX 800.000 ha, tăng hơn năm 2019 khoảng 50.000 ha. Việc tăng diện tích lúa TĐ tùy thuộc vào hai yếu tố: Do tình hình tiêu thụ lúa gạo hiện đang tốt, SX lúa TĐ sẽ giúp nông dân có thêm thu nhập, sinh kế và yếu tố thuận lợi thứ hai là dự báo mực nước lũ năm nay sẽ không cao. Vì thế lúa TĐ có thể mở rộng diện tích trở lại ở những vùng ảnh hưởng lũ mà mấy năm trước đây không SX lúa được. Về cơ cấu giống lúa vụ TĐ, nhắm vào thị trường tiêu thụ lúa gạo cuối năm nông dân có thể tập trung SX các giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao trên 80% và giảm SX các giống lúa có phẩm cấp gạo trung bình.

Xem thêm
Bà Nguyễn Huyền Anh làm Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh

QUẢNG NINH Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trữ nước sông Hà Thanh, cấp nguồn vùng Nam Phù Mỹ

Với 164 hồ chứa và 31 đập chính trên sông, hệ thống thủy lợi của Bình Định đã khá hoàn chỉnh, nhưng vẫn còn những ‘lỗ hổng’ mà tỉnh này đang nỗ lực lấp đầy…

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.

Bình luận mới nhất