| Hotline: 0983.970.780

Mọi giai đoạn quản lý rủi ro thiên tai ghi nhận nỗ lực của báo chí

Thứ Hai 20/06/2022 , 09:11 (GMT+7)

Đại diện tổ chức UNDP đã bày tỏ sự trân trọng đối với nỗ lực, đóng góp của các cơ quan truyền thông, báo chí trong công tác phòng chống rủi ro thiên tai.

Gần đây, tại sự kiện kỷ niệm Giải Báo chí Quốc gia lần thứ hai về Quản lý Rủi ro Thiên tai với chủ đề "Vì một xã hội An toàn trước Thiên tai - Chủ động Thích ứng với Biến đổi Khí hậu", bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã bày tỏ sự trân trọng đối với những nỗ lực và đóng góp của các cơ quan truyền thông, báo chí trong công tác phòng chống rủi ro thiên tai.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Ảnh: Phạm Hiếu. 

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP). Ảnh: Phạm Hiếu. 

Thông tin kịp thời, chính xác, hiệu quả

Bà Weisen đánh giá, bên cạnh những nỗ lực không ngừng của Chính phủ và người dân, các cơ quan truyền thông báo chí của Việt Nam cũng đã có những hành động chủ động và hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu với trọng tâm là xây dựng khả năng phục hồi của các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương nhất tại các khu vực dễ xảy ra rủi ro như vùng ven biển, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Với nhiệt huyết và sự tận tâm của mình, các nhà báo, phóng viên, mạng lưới cộng tác viên Việt Nam đã giúp phổ biến những thông tin quan trọng nhằm trang bị cho cộng đồng những kiến ​​thức cần thiết để tự bảo bản thân; tài sản; và sinh kế của họ khỏi các rủi ro và thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu.

“Tôi xin ghi nhận và bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp to lớn của các cơ quan thông tin đại chúng, các phóng viên, cộng tác viên đối với công tác quản lý rủi ro thiên tai trên khắp Việt Nam. Các phương tiện truyền thông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong tất cả các giai đoạn của quản lý rủi ro thiên tai, bao gồm chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; báo chí luôn là nguồn cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và cập nhật, phản ánh tình hình thực tế từ các vùng chịu ảnh hưởng”, bà Wiesen cho biết.

Theo bà, hoạt động tích cực của báo chí, truyền thông đã đóng góp tích cực vào nỗ lực giảm thiểu rủi ro trên khắp Việt Nam, từ đó giúp các nhà chức trách và người dân có thể đưa ra quyết định sáng suốt trong việc ứng phó kịp thời, giảm thiểu tác động tiêu cực của các sự kiện thời tiết cực đoan.

Nâng cao hiệu quả phòng chóng thiên tai thông qua các hoạt động truyền thông

Tình trạng thời tiết cực đoan đang gia tăng ở Việt Nam, tình hình thiên tai cũng có nhiều yếu tố bất thường, thậm chí dị thường, khó lường. Theo số liệu từ bản tóm tắt Dự án "Quỹ khí hậu xanh (GCF): Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam", trong hơn 20 năm qua, đã có 226 hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra, khiến trung bình 226 người thiệt mạng mỗi năm, gây thiệt hại khoảng 2 tỷ USD mỗi năm. 

Trong hơn 20 năm qua, đã có 226 hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra. 

Trong hơn 20 năm qua, đã có 226 hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra. 

Chính phủ đã ban hành và đang triển khai một số chương trình và công cụ pháp lý quan trọng. Điều này bao gồm: Luật Phòng chống thiên tai 2020, Chương trình Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) được kích hoạt lần đầu vào năm 2009 và lần thứ hai vào năm 2020 với nội dung mới phù hợp với  giai đoạn 2021-2030, Chương trình nhà chống lũ và gần đây là Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030…

Bên cạnh những hành động cụ thể có tính cấp thiết của cả hệ thống chính trị và người dân trong đẩy mạnh quản lý rủi ro thiên tai, nâng cao khả năng chống chịu, báo chí cũng phát huy vai trò của mình. Các chương trình thông tin, tuyên truyền với sự tham gia, khởi xướng của các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế trong đó có UNDP đã có một sự lan tỏa và tầm ảnh hưởng nhất định trong việc nâng cao nhận thức và tuyên truyền đến người dân về các vấn đề liên quan đến thiên tai như Giải báo chí Quốc gia về Quản lý Rủi ro Thiên tai, chương trình Tìm kiếm sáng tạo truyền thông về giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu…

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã có nhiều sáng kiến và chương trình hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống thiên tai trong nỗ lực chung nhằm ứng phó biến đổi khí hậu. Tháng 2 vừa qua, UNDP đã thông qua Văn kiện chương trình quốc gia mới cho Việt Nam (giai đoạn 2022-2026) vì một Việt Nam xanh, thịnh vượng, và không ai bị bỏ lại phía sau, với gói hỗ trợ tài chính hơn 129 triệu USD cho nhiều lĩnh vực trong đó có tăng cường khả năng chống chịu với thiên tai và phát triển môi trường bền vững.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.