| Hotline: 0983.970.780

Mong muốn Na Uy hỗ trợ Việt Nam xây dựng bộ tiêu chuẩn về nuôi biển

Thứ Tư 22/05/2024 , 17:30 (GMT+7)

‘Mong muốn hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy sẽ ngày càng tốt hơn. Na Uy bán được nhiều cá hồi hơn, còn Việt Nam sẽ học hỏi ở Na Uy nhiều hơn’.

Đây là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tại buổi tiếp và làm việc với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken diễn ra ngày 22/5 tại Hà Nội.

Về phía Bộ NN-PTNT, có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến; Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Phạm Ngọc Mậu; lãnh đạo Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Cục Thú y. Về phía Đại sứ quán Na Uy, có Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken; Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam Karin Greve-Isdahl.

Buổi tiếp và làm việc của Bộ NN-PTNT với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken diễn ra sáng 22/5 tại Hà Nội. Ảnh: Hồng Thắm.

Buổi tiếp và làm việc của Bộ NN-PTNT với Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken diễn ra sáng 22/5 tại Hà Nội. Ảnh: Hồng Thắm.

Đề xuất Ký kết “Thỏa thuận triển khai hợp tác về nuôi biển”

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến bày tỏ lời cảm ơn chân thành về sự hợp tác và hỗ trợ của Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy thu xếp các cuộc làm việc rất hữu ích với Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu sang Na Uy vào tháng 4 vừa qua.

Thứ trưởng cho hay, trong chuyến công tác đã gặp song phương với Thứ trưởng phụ trách thủy sản thuộc Bộ Công nghiệp, Thương mại và Thủy sản Na Uy; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Na Uy; Hiệp hội giới chủ Na Uy; và Cơ quan Đổi mới Na Uy để trao đổi nhiều nội dung, trong đó quan trọng là tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy ở nhiều lĩnh vực như chính sách nuôi biển, phát triển bền vững, an toàn thực phẩm, hợp tác nghiên cứu, thu thập đánh giá nguồn gen cây trồng…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: 'Mong muốn hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy sẽ ngày càng tốt hơn'. Ảnh: Hồng Thắm.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chia sẻ: "Mong muốn hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy sẽ ngày càng tốt hơn". Ảnh: Hồng Thắm.

Bên cạnh đó, cũng đã làm việc với Thương vụ Na Uy về việc phối hợp, hỗ trợ cho Cục Thủy sản với nhiều nội dung như xây dựng bộ tiêu chuẩn về nuôi biển, hợp tác trong việc xác định vùng nuôi biển, phát triển mô hình mẫu về nuôi biển, xây dựng thương hiệu nuôi biển Việt Nam, sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản…

“Người Na Uy bao giờ cũng đi trước thời đại. Cái gì cũng có hết trong tay hoặc trong đầu. Nếu chia sẻ một phần để Việt Nam cùng phát triển, cùng thịnh vượng thì rất tốt”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Thứ trưởng nói, được biết Tổng Giám đốc Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (NORAD) sẽ sang thăm và làm việc tại Việt Nam trong tháng 6/2024 để thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp. Thời gian qua, Bộ NN-PTNT đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của NORAD thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật. Mong rằng thời gian tới NORAD tiếp tục phối hợp với Bộ NN-PTNT xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể.

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn, Vụ Quản lý Thủy sản Na Uy sẽ phối hợp với Cục Kiểm ngư Việt Nam về việc hỗ trợ Việt Nam có thể tham gia với vai trò quan sát viên của Chương trình Giám sát đại dương toàn cầu chống khai thác IUU. Đồng thời, hỗ trợ nguồn kinh phí tham dự các sự kiện, chương trình chia sẻ kinh nghiệm về chống khai thác IUU tại khu vực châu Á và châu Âu.

Tổng cục Thủy sản Na Uy phối hợp với Cơ quan Thương vụ Na Uy và Cục Thủy sản để xây dựng, triển khai hợp tác hỗ trợ về chuyên gia, nguồn lực tài chính cho các chương trình hợp tác về hoạch định chính sách, quy hoạch không gian biển, quy hoạch vùng nuôi biển và đào tạo nhân lực kỹ thuật về nuôi biển.

Hai bên trao đổi, thống nhất và tiến tới Ký kết “Thỏa thuận triển khai hợp tác về nuôi biển”. Cục Thủy sản Việt Nam đã dự thảo Thỏa thuận và thông qua Đại sứ quán chuyển tới Tổng cục Thủy sản Na Uy.

Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho rằng: 'Hợp tác giữa Na Uy và Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là hợp tác giữa Sứ quán Na Uy và Bộ NN-PTNT Việt Nam là một trong những hợp tác thành công và có bề dày lịch sử nhất'. Ảnh: Hồng Thắm.

Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam cho rằng: "Hợp tác giữa Na Uy và Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là hợp tác giữa Sứ quán Na Uy và Bộ NN-PTNT Việt Nam là một trong những hợp tác thành công và có bề dày lịch sử nhất". Ảnh: Hồng Thắm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị Bộ Thương mại, Công nghiệp và Thủy sản Na Uy, Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Na Uy cùng với NORAD xem xét khả năng và thúc đẩy các hợp tác, cụ thể: Hỗ trợ chương trình, dự án hợp tác phát triển nuôi cá biển công nghiệp tại một số tỉnh có tiềm năng như Khánh Hòa, Kiên Giang và Quảng Ninh tại Việt Nam; hợp tác về phát triển sản xuất giảm phát thải, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp…

Ngoài ra, cũng đề nghị Cơ quan An toàn Thực phẩm Na Uy phối hợp với Cục Thú y Việt Nam, Cục Chế biến, Chất lượng và Phát triển thị trường Việt Nam… xây dựng chương trình hợp tác lâu dài về tăng cường năng lực, cơ sở vật chất cho các trung tâm kiểm nghiệm thú y thủy sản của Việt Nam nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hai nước về các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc động vật thủy sản.

Việt Nam muốn phát triển nuôi biển công nghiệp, cần thu hút các nhà đầu tư lớn

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken bày tỏ lời cảm ơn về buổi tiếp và làm việc long trọng của phía Việt Nam. Bà Hilde Solbakken nói: “Sứ quán Na Uy thấy rằng, hợp tác giữa Na Uy và Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là hợp tác giữa Sứ quán Na Uy và Bộ NN-PTNT Việt Nam là một trong những hợp tác thành công và có bề dày lịch sử nhất”.

Bà Hilde Solbakken cho hay, trong buổi họp với Tổng cục Thủy sản Na Uy cách đây vài tuần trước, Tổng cục Thủy sản Na Uy cũng thể hiện mong muốn hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về vấn đề xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho nuôi biển.

Bà Hilde Solbakken chia sẻ kinh nghiệm của nước này trong việc phát triển ngành dầu khí. Bà cho biết, cách đây 60 năm, lúc đó ngành dầu khí của Na Uy cũng không có ai có năng lực và hiểu biết sâu về lĩnh vực này. Na Uy đã xây dựng khung chính sách để mời các doanh nghiệp quốc tế từ Mỹ, Anh… đầu tư vào. Đây cũng là cách để chuyển giao tri thức, kỹ thuật trong lĩnh vực này.

“Tôi nghĩ đây là một cách Việt Nam có thể làm để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển lĩnh vực nuôi biển nói riêng, thủy sản nói chung, thông qua đó chuyển giao công nghệ cho Việt Nam”, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam gợi mở.

Về tiêu chuẩn kỹ thuật cho nuôi biển, Na Uy tự tin có những chuyên gia hàng đầu có thể chia sẻ, cũng như làm việc với các chuyên gia Việt Nam để xây dựng. Ảnh: Hồng Thắm.

Về tiêu chuẩn kỹ thuật cho nuôi biển, Na Uy tự tin có những chuyên gia hàng đầu có thể chia sẻ, cũng như làm việc với các chuyên gia Việt Nam để xây dựng. Ảnh: Hồng Thắm.

Bà Karin Greve-Isdahl, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam cho rằng, với kinh nghiệm của Na Uy trong lĩnh vực cá hồi, tôi nhận thấy, khi Việt Nam muốn phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp, cần phải thu hút các nhà đầu tư lớn, những doanh nghiệp có tiềm lực lớn. Việc đầu tiên mà Bộ NN-PTNT cũng như các cơ quan chuyên môn Việt Nam cần làm là xây dựng bộ tiêu chuẩn. Có tiêu chuẩn tốt, môi trường đầu tư an toàn, bền vững sẽ là động lực để các doanh nghiệp lớn gắn bó lâu dài.

Còn về tiêu chuẩn kỹ thuật cho nuôi biển, bà Karin Greve-Isdahl khẳng định: "Na Uy tự tin có những chuyên gia hàng đầu có thể chia sẻ, cũng như làm việc với các chuyên gia Việt Nam để xây dựng".

“Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu tiềm năng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đến các doanh nghiệp Na Uy để thu hút sự đầu tư của họ vào Việt Nam. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp Na Uy đã đầu tư cũng như đang tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam trong toàn chuỗi, từ sản xuất vacxin, con giống, cho đến nuôi, thiết bị và chế biến…”, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam nói thêm.

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken khẳng định, thời gian tới, Sứ quán Na Uy sẽ thúc đẩy trao đổi với Tổng cục Thủy sản Na Uy để có kế hoạch cụ thể hơn về vấn đề xây dựng bộ tiêu chuẩn cho nuôi biển.

Về vấn đề xây dựng thương hiệu cho thủy sản Việt Nam, bà Hilde Solbakken chia sẻ, Hội đồng Thủy sản Na Uy là đơn vị đại diện cho ngành cá hồi Na Uy cũng như hợp tác thủy sản của nước này. Đây cũng là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu cho thủy sản Na Uy. Họ có văn phòng tại Bangkok (Thái Lan), thường xuyên có các chuyến công tác tại Việt Nam. Trong chuyến công tác sắp tới, Đại sứ quán sẽ đề xuất đưa vào chương trình làm việc để Hội đồng Thủy sản Na Uy làm việc với Cục Thủy sản Việt Nam trao đổi về vấn đề này.

Về kiểm ngư và IUU, bà Hilde Solbakken cho hay, đây cũng là lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ Na Uy. Nếu Việt Nam cân nhắc tham gia Chương trình giám sát đại dương toàn cầu chống khai thác do Na Uy khởi xướng, hiện có hơn 20 quốc gia đã tham gia, thì thông qua chương trình này Na Uy có thể hỗ trợ về mặt chia sẻ thông tin, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm về lĩnh vực khai thác thủy sản và chống đánh bắt IUU.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nói: “Rất may mắn cho Việt Nam vì đã có bà đại sứ hiểu về biển và thủy sản. Hợp tác về tiêu chuẩn, quy chuẩn; hợp tác về mô hình; hỗ trợ đào tạo, khoa học công nghệ; hỗ trợ tham gia giám sát IUU; công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là sản xuất vacxin… Đây đều là những lĩnh vực mà Na Uy có rất nhiều kinh nghiệm. Mong muốn hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy ngày càng tốt hơn”.

Xem thêm
Báo chí dẫn dắt thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp

CẦN THƠ Báo chí không chỉ phản ánh những góc khuất, mặt trái của xã hội mà còn đóng vai trò dẫn dắt con đường thay đổi tư duy kinh tế nông nghiệp trong nông dân.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Thái Nguyên mưa lớn, ngập sâu

Tối 10/6, mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Lượng mưa to, liên tục khiến nhiều tuyến phố xảy ra tình trạng ngập úng, xe cộ di chuyển khó khăn.

Đưa 139 hộ dân Nguyệt Đức 'lên bờ': Bắc Giang thiếu chủ động!

Chi cục Thủy lợi tỉnh Bắc Giang khẳng định, dự án đưa 139 hộ dân làng chài Nguyệt Đức ra khỏi vùng thiên tai hoàn toàn có cơ sở pháp lý và nhân văn.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ trên hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 -2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm