| Hotline: 0983.970.780

Mong ngày càng nhiều trẻ em được thụ hưởng chương trình sữa học đường

Thứ Ba 09/07/2019 , 17:52 (GMT+7)

Nghe rất nhiều những thông tin tích cực về sữa học đường nhưng khi tận mắt chứng kiến và trải nghiệm hành trình của hộp sữa thì ngay cả với phụ huynh “khắt khe” nhất cũng thấy khó có thể hài lòng hơn.

Tôi đã có một quyết định rất đúng!

Trong những ngày đầu hè vừa qua, nhiều chuyên gia, lãnh đạo, giáo viên các trường học và học sinh, phụ huynh tại hai tỉnh Bến Tre và Bà Rịa - Vũng Tàu đã được tận mắt khám phá quy trình sản xuất sữa học đường, từ trang trại đến nhà máy, từ khâu chọn, nuôi bò đến khâu lấy sữa và sản xuất, đóng hộp sản phẩm. Những tiếng trầm trồ thán phục vang lên không ngớt trong suốt chuyến tham quan của các thành viên trong đoàn…

Siêu nhà máy 20 ha được vận hành bởi các thiết bị công nghệ tự động hàng đầu thế giới, đảm bảo sữa thành phẩm luôn hợp vệ sinh và sạch sẽ tuyệt đối.

Trong chương trình đặc biệt này còn có sự tham gia của 1 thành viên cũng rất đặc biệt - diễn viên Mạnh Trường cùng gia đình nhỏ của anh.

Khi nhận được lời mời tham dự chương trình "khám phá" hành trình sữa học đường Vinamilk, Mạnh Trường đã nhanh chóng nhận lời và sắp xếp công việc để đưa bà xã, và hai bé Chip và Bon cùng lên chuyến xe đặc biệt này.

Mạnh Trường chia sẻ, lúc đầu anh chỉ định tham gia một mình nhưng chợt nhận ra đây là cơ hội để các con được trải nghiệm và hiểu hơn về “hành trình” của những ly sữa mà các con uống mỗi ngày, nên đã quyết định cả nhà cùng tham gia chuyến đi này.

Các công đoạn trong quy trình sản xuất sữa được tự động hoá hoàn toàn

Sau 3 ngày cùng vợ con cất công từ Hà Nội vào Tây Ninh và Vũng Tàu tham gia chương trình, mặc dù bỏ lỡ một vài sự kiện khác nhưng Mạnh Trường khẳng định “tôi thấy quyết định ấy là rất đúng”. Bởi không chỉ hai con mà chính bản thân Trường cũng ngạc nhiên về những gì mình chứng kiến.

“Chuyến đi không chỉ giúp tôi và các thành viên trong gia đình yên tâm tiếp tục tận hưởng sản phẩm sữa và sữa học đường của Vinamilk mà còn cảm thấy tự hào vì Việt Nam mình có những trang trại và siêu nhà máy hiện đại như vậy, điều mà trước kia tôi chỉ biết có ở các nước phát triển”, Mạnh Trường chia sẻ.

Dây chuyển sản xuất sữa vô cùng hiện đại của Vinamilk.

Những gì tận mắt thấy, tai nghe trong suốt hành trình đều khiến gia đình Mạnh Trường và các thầy cô làm quản lý giáo dục, các em học sinh  - những “thượng khách” của chương trình sữa học đường cảm thấy rất ấn tượng. 

Hơn 8.000 cô bò sữa được tận hưởng môi trường sống thoải mái tại một khu resort đặt giữa thiên nhiên trong lành, thoáng đãng, vàđảm bảo tiêu chuẩn chăn nuôi bò sữa theo Global G.A.P. đã giúp nâng tổng đàn bò trong nước cung cấp sữa cho công ty lên xấp xỉ 130.000 con, với sản lượng gần 1 triệu lít sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày.

Các cô chú nhân viên tại Nhà máy sữa Vinamilk được đào tạo chuyên môn vững vàng, góp phần cho ra đời những hộp sữa học đường đảm bảo chất lượng nhất

Nhờ có hệ thống trang trại và nhà máy rộng khắp, sữa tươi nguyên liệu luôn được Vinamilk vận chuyển nhanh chóng nhất tới nhà máy trên các xe bồn hiện đại giữ lạnh sữa từ 2- 6 độ C, nên sữa giữ được trọn vẹn hương vị tươi ngon và thành phần dinh dưỡng.

Tất cả các khách mời đều bất ngờ, còn các em nhỏ thì đặc biệt thích thú khi tận mắt chứng kiến siêu nhà máy rộng lớn 20 ha nhưng chỉ có một số ít cô chú công nhân làm việc trực tiếp.

Hầu hết các công đoạn được vận hành bởi thiết bị công nghệ tự động hàng đầu thế giới trong Nhà máy Vinamilk: robot tự vận hành, dây chuyền sản xuất tự động, kho thông minh...

Chính những công nghệ này giúp hạn chế tối đa tương tác của con người, đảm bảo sữa thành phẩm luôn vệ sinh, sạch sẽ tuyệt đối.

Quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm được thực hiện nghiêm ngặt.

Ông Lý Tuấn Dũng, Giám đốc Nhà máy Sữa Việt Nam - Vinamilk cho hay: “Với hệ thống sản xuất như vậy nên các nhà máy của Vinamilk đang “dư sức” để đáp ứng sự phát triển ngày càng rộng lớn của Chương trình Sữa học đường, cung cấp đến học sinh những sản phẩm chất lượng và an toàn nhất".

Tin yêu hơn từng giọt sữa học đường

Cô Nguyễn Thị Phúc, giáo viên Trường mẫu giáo Thới Thạnh,Huyện Thạnh Phú, Bến Tre, chia sẻ, lần đầu tiên được đi tham quan trang trại và nhà máy sữa, dù biết Vinamilk là thương hiệu uy tín nhất tại Việt Nam về các sản phẩm sữa nhưng khi tận mắt chứng kiến từng công đoạn để có được hộp sữa mà Vinamilk đang làm, cô cũng như các thành viên khác trong đoàn vẫn không khỏi ngạc nhiên, thán phục.

Cô Phúc chỉ mong muốn giá như nhiều học sinh, giáo viên và các bậc phụ huynh được đến để tự mình “khám phá” thì chắc chắn sẽ không còn băn khoăn, nghi ngại gì nữa về sữa học đường.

“Chuyến đi này giúp tôi hiểu rằng, con em của chúng ta khi tham gia chương trình Sữa học đường đang được tận hưởng những dòng sữa tươi ngon tuyệt đối”, cô Phúc thốt lên.

Các bạn trẻ vô cùng hào hứng khi được tận mắt tham quan nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk.

Bé Dương Thị Ngọc Mai, trường tiểu học Đại Điện, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre hào hứng cho biết, con bắt đầu được uống sữa học đường từ đầu năm học vừa qua. Chuyến tham quan giúp con biết hộp sữa mình uống mỗi ngày được lấy từ những cô bò dễ thương, xinh đẹp ra sao và được sản xuất trong “siêu” nhà máy thế nào.

Gia đình diễn viên Mạnh Trường cùng các bậc phụ huynh mong chương trình Sữa học đường được nhân rộng ra để nhiều trẻ em Việt được thụ

Mong chương trình sữa học đường được nhân rộng

Diễn viên Mạnh Trường cho biết: Là cha của hai đứa con được chăm lo kỹ lưỡng về dinh dưỡng hàng ngày, tôi rất lo lắng khi nghe những thông tin về tỉ lệ trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng, thấp còi do thiếu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Sau chuyến tham quan, tôi càng mong muốn chương trình Sữa học đường sẽ nhân rộng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, để những học sinh ở vùng xa xôi thiếu thốn cũng sẽ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong ngày như bao trẻ em khác.

Trở về, bé Ngọc Mai  thích thú và thấy quý trọng hơn từng giọt sữa mình uống mỗi ngày. Em bày tỏ: “Trước đây có khi con uống chưa hết sữa trong hộp nhưng do mải chơi nên con bỏ lại rồi quên không uống nữa. Sau khi hiểu từng hộp sữa được sản xuất cẩn thận, tỉ mỉ, con tự nhủ không thể bỏ phí một giọt sữa nào”.

Tự nhận mình là một người mẹ rất “khó tính”, khắt khe trong việc chọn lựa từng thực phẩm dành cho các con, chị Lê Thị Huệ, phụ huynh trường tiểu học Tân Thanh, Bến Tre, cùng với con trong chuyến tham quan vừa qua cũng “buộc” phải chia sẻ cảm giác yên tâm hoàn toàn về sản phẩm sữa học đường mà các bé uống mỗi ngày.

“Khi các con tham gia chương trình sữa học đường tôi cũng băn khoăn. Nhưng sau chuyến đi thì tôi đã hoàn toàn yên tâm về chất lượng sữa học đường. Và chỉ mong các con được uống sữa học đường nhiều hơn thay vì chỉ 3 hộp/ tuần như chương trình hiện đang áp dụng ở Bến Tre”, chị Huệ nói.

Các bé rất tò mò khi được chứng kiến các công đoạn sản xuất ra một hộp sữa học đường.

Với tư cách là một nhà giáo, một người mẹ, cô Huỳnh Thị Hảo, Hiệu trưởng trường Mầm non Phước Thạnh, Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ niềm mong mỏi ngày càng nhiều trẻ em, nhất là những trẻ em ở vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh được thụ hưởng chương trình sữa học đường.

“Đó là những nơi mà phụ huynh còn khó khăn, chưa có điều kiện cho con uống sữa học đường mỗi ngày nếu được sự hỗ trợ của địa phương  và doanh nghiệp về chi phí và đặc biệt về chất lượng như chương trình sữa học đường đang triển khai ở tỉnh chúng tôi thì đó là niềm hạnh phúc”, cô Hảo bày tỏ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm