| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 11/06/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 11/06/2017

Một nét bút 'móc túi' người mua xăng ngàn tỷ đồng?

Nhiều cử tri đã yêu cầu Chính phủ kiểm tra việc Bộ Tài chính tính sai thuế xăng dầu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trên 3.000 tỷ đồng...

Theo bản tập hợp những ý kiến của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV này, nhiều cử tri đã yêu cầu Chính phủ kiểm tra việc Bộ Tài chính tính sai thuế xăng dầu, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trên 3.000 tỷ đồng và cách xử lý như thế nào đối với người có trách nhiệm?                                                                                                                  

Ai cũng biết, khi nhập khẩu xăng dầu, DN phải nộp thuế. Và về nguyên tắc, mức thuế này được tính vào giá bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay, thuế nhập khẩu từ các thị trường khác nhau có sự thay đổi. Như nhập từ ASEAN, năm 2015, thuế đối với diesenl và mazut là 5% và từ 1/1/2016 là 0% (thuế với xăng vẫn là 20%). Từ đầu năm 2016, thuế nhập diesenl từ Hàn Quốc cũng giảm về 5% và thuế xăng về 10% (giảm hơn các thị trường khác 10%).

Tuy nhiên tại thông tư số 78 được Bộ Tài Chính ban hành tháng 5/2015, thì giá cơ sở được dùng làm căn cứ tính giá bán lẻ xăng dầu vẫn được tính dựa trên thuế xuất 20% với xăng và 10% với diesenl và mazut. Việc này đã khiến cho thuế suất của diesenl và mazut tăng từ 5 đến 10% đối với hai mặt hàng này nhập từ ASEAN và thuế xuất của xăng tăng 10% đối với xăng nhập từ Hàn Quốc.

Thế là chỉ bằng một nét bút, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã móc túi người tiêu dùng hàng ngàn tỷ đồng, con số cụ thể là trên 3.000 tỷ đồng.

Thật là kỳ lạ. Thật là “tài giỏi”. Kinh doanh mà như thế, thì chả cần bất cứ một thứ kiến thức, kinh nghiệm nào, cũng tạo ra lãi ngàn tỷ. Bởi chỉ cần ngồi trong phòng máy lạnh, ung dung đưa một nét bút là xong. Việc nâng mức thuế suất để móc túi người tiêu dùng kiểu này, chính là hệ quả của cơ chế độc quyền. Để cho cạnh tranh lành mạnh, thì không bao giờ có thể làm được như thế.

Xưa nay, để mua mỗi lít xăng, người tiêu dùng đã phải “cõng” đến năm, sáu loại thuế, phí rồi. Nay lại còn bị móc túi thêm bằng một cách tính đó mà chẳng ai hay biết gì. Nhưng không mua thì chẳng còn lựa chọn nào khác, vì chỉ có duy nhất một cơ quan được phép quy định giá bán. Chẳng trách giá cước vận tải của ta cao nhất khu vực.

Theo khảo sát của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thì cước phí vận chuyển 1 Container hàng từ Hải Phòng về Hà Nội và ngược lại (khoảng 100 km), đắt gấp 3 lần cước vận tải một lượng hàng tương đương từ Trung Quốc hay Hàn Quốc về.  

Trả lời câu hỏi này, Bộ Tài Chính chỉ nói một cách chung chung rằng về lâu dài, Bộ này sẽ cùng các Bộ, Ngành khác, trong đó có Bộ Công thương, nghiên cứu để kiến nghị giải pháp tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế xăng dầu theo lộ trình của các hiệp định thương mại tự do FTA, trên cơ sở đảm bảo lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thật là khôn khéo. Cách trả lời thế, được dư luận gọi là trả lời kiểu con lươn. Còn câu hỏi ai là người chịu trách nhiệm trong việc móc túi dân ngàn tỷ và cách xử lý ra sao, thì cả các cơ quan chức năng đều chưa có cây trả lời thỏa đáng

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm