| Hotline: 0983.970.780

Mực nước sông lên nhanh, Hải Phòng hỏa tốc chỉ đạo ứng phó

Thứ Tư 11/09/2024 , 15:39 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Nước thượng nguồn tràn về rất mạnh, sáng 11/9, UBND thành phố Hải Phòng đã phát đi công điện về việc tập trung triển khai ứng phó với mưa lũ.

Mực nước sông tại Hải Phòng đang dâng cao do lũ thượng nguồn đổ về ngày càng nhiều. Ảnh: Đinh Mười.

Mực nước sông tại Hải Phòng đang dâng cao do lũ thượng nguồn đổ về ngày càng nhiều. Ảnh: Đinh Mười.

Tính đến 13h ngày 11/9, mực nước trên sông Luộc tại trạm Chanh Chử là 3,49 m, dưới báo động 3 chỉ còn 0,01 m, trên sông Văn Úc đo tại trạm Trung Trang là 2,68 m, trên sông Lạch Tray đo tại trạm Kiến An là 2,06 m, trên sông Cấm đo tại trạm Cửa Cấm là 1,93m. Còn tại sông Bạch Đằng mực nước đang ở dưới báo động 1.

Dự báo trong 6-12h tới, mực nước trên sông Luộc tại trạm Chanh Chử tiếp tục lên và duy trì ở mức báo động 3 và mực nước trên sông Văn Úc tại trạm Trung Trang tiếp tục lên và duy trì ở mức trên báo động 3.

Ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng kiểm tra một số công trình thủy lợi sáng 11/9. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Nguyễn Đức Thọ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng kiểm tra một số công trình thủy lợi sáng 11/9. Ảnh: Đinh Mười.

Trong 24h tới, mực nước trên sông Luộc tại trạm Chanh Chử tiếp tục duy trì ở mức trên báo động 3. Các sông còn lại, mực nước có lúc xuống theo thủy triều nhưng đến sáng 10/9, cơ bản sẽ đạt đến mức báo động 3.

Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang mưa lớn, do vậy nếu kết hợp cùng với thủy triều dâng sẽ gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, gây sạt lở đất khu vực ven các sông Luộc, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Bạch Đằng và sông Văn Úc. Đồng thời gây nguy hiểm, nguy cơ sạt lở một số đoạn đê xung yếu ven sông.

Trước tình hình này, UBND thành phố Hải Phòng đã có công điện hỏa tốc yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, quận, thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị tập trung triển khai ứng phó với mưa lũ với nhiều nội dung cụ thể.

Lực lượng chức năng và người dân gia cố những vị trí xung yếu đề phòng nước tràn vào khu vực sản xuất ở xã Đại Bản, huyện An Dương. Ảnh: CTV.

Lực lượng chức năng và người dân gia cố những vị trí xung yếu đề phòng nước tràn vào khu vực sản xuất ở xã Đại Bản, huyện An Dương. Ảnh: CTV.

Công điện yêu cầu, UBND các quận, huyện theo dõi, cập nhật diễn biến và tình hình mưa lũ, thông tin kịp thời đến các tổ chức và người dân có hoạt động trên sông, ven sông, bão sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải thủy, các bến đò ngang, đò dọc biết để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn.

Người dân gia cố thêm cống xung yếu ven sông Luộc. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân gia cố thêm cống xung yếu ven sông Luộc. Ảnh: Đinh Mười.

Các địa phương chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống ngay từ giờ đầu.

Ghi nhận tại các địa phương, sang 11/9, ở những vị trí đê và cống xung yếu, các công ty khai thác công trình thủy lợi, lực lượng chức năng và người dân đang khẩn trương lấy bao cát để gia cố thêm, đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra.

Tại một số vị trí xung yếu, có mực nước sông tăng cao như: Cống Chanh Chử, cống Giang Khẩu, cống C1 hay khu vực đê thôn Lê Xá, thôn Trại Kênh, xã Đại Bản, huyện An Dương,… lực lượng chức năng cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ. Các địa phương cũng đã tổ chức kiểm tra triển khai các biện pháp an toàn đê điều, công trình thi công dở dang, rà soát quy trình vận hành đảm bảo chủ động khi có sự cố xảy ra.

Xem thêm
Công tác nhân sự đại hội Đảng các cấp phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc

Ngày 20/11, Đảng ủy Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 cụm khu vực huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Giảm chi phí, tăng năng suất nhờ ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ

Sóc Trăng Hơn 291.000 nông dân ĐBSCL đã ứng dụng bản tin thời tiết nông vụ, giúp bà con đưa ra quyết định canh tác phù hợp, giảm rủi ro, tăng năng suất, cải thiện thu nhập.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.