| Hotline: 0983.970.780

Nafoods Group tổ chức thành công hội nghị đầu bờ ba giống chanh leo mới

Thứ Bảy 20/08/2022 , 16:08 (GMT+7)

Giống chanh leo mới phục vụ các vùng nguyên liệu trọng điểm đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu do Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods, nghiên cứu sản xuất.

Nafoods là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam chọn tạo thành công giống chanh leo bằng phương pháp lai hữu tính và đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT cấp bằng bảo hộ độc quyền số 86 VN 2019 và số 87 VN 2019. Ảnh: Thu Hải.

Nafoods là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam chọn tạo thành công giống chanh leo bằng phương pháp lai hữu tính và đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT cấp bằng bảo hộ độc quyền số 86 VN 2019 và số 87 VN 2019. Ảnh: Thu Hải.

Giống chanh leo mới

Ngày 19/8/2022, Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods (thuộc Nafoods Group) đã tổ chức thành công Hội nghị đầu bờ mô hình trình diễn giống mới và kỹ thuật canh tác chanh leo thuộc đề tài cấp Bộ Nông nghiệp & PTNT: “Nghiên cứu chọn tạo giống chanh leo phục vụ các vùng nguyên liệu trọng điểm đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu”.

Về dự Hội nghị có ông Nguyễn Quang Tin - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; ông Nguyễn Quốc Mạnh - Trưởng phòng Cây ăn quả Cây công nghiệp Cục Trồng trọt và các cán bộ từ các Cục Vụ Bộ Nông nghiệp & PTNT; ông Hoàng Nghĩa Nhạc – Phó Giám đốc sở Khoa học công nghệ tỉnh Nghệ An; ông Phan Duy Hải - Chi cục phó Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật Nghệ An; ông Trịnh Đức Toàn - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ và các cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Quế Phong.

Chương trình hội nghị tập trung vào ba nội dung, hoạt động chính gồm: Tham quan quy trình nghiên cứu và sản xuất cây giống chanh leo của Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods, tham quan mô hình trình diễn giống mới và kỹ thuật canh tác chanh leo, thảo luận và trao đổi thông tin trực tiếp về giống chanh leo mới gồm Quế Phong 1, (Tc(14-5)-7 và (4-86)Tc-9.

Tính đến hiện tại, Nafoods là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam chọn tạo thành công giống chanh leo bằng phương pháp lai hữu tính và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp bằng bảo hộ độc quyền số 86 VN 2019 và số 87 VN 2019.

Nói về Chanh leo đây là loại cây ăn quả mới ở Việt Nam có khả năng thích ứng rộng ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước, là loại trái cây có giá trị, giàu chất chống oxy hóa, chất khoáng, vitamin và chất xơ, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, có nhu cầu cao trên thị trường nội địa, xuất khẩu.

Tại Việt Nam, theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp & PTNT, tổng diện tích chanh leo cả nước đến cuối năm 2019 đạt khoảng 10,5 nghìn ha; tổng sản lượng quả tươi ước đạt 222,3 nghìn tấn; năng suất chanh leo bình quân cả nước đạt 20,32 tấn/ha, trong đó vùng Tây Nguyên đạt bình quân 26,1 tấn/ha (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2020).

Hiện tại, chanh leo được tiêu thụ bằng hình thức ăn tươi hoặc sản phẩm chế biến, ở Việt Nam quả chanh leo vẫn đang dùng cả hai mục đích trên chỉ từ một giống chanh leo Đài Nông 1 có nguồn gốc nhập nội từ Đài Loan, chưa có sự đa dạng về nguồn giống và rất ít sự lựa chọn về giống cho người nông dân.

Trước thực trạng trên, để đáp ứng nhu cầu chọn tạo giống chanh leo mới mang bản quyền Việt Nam theo các mục đích khác nhau như chế biến, ăn tươi, Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống chanh leo phục vụ các vùng nguyên liệu trọng điểm đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu” giai đoạn 2018 – 2022.

Ba giống chanh leo mới gồm: Quế Phong 1, Tc(14-5)-7 và (4-86)Tc-9, tại mô hình trình diễn giống và kỹ thuật canh tác chanh leo mới tại Sơn La, Nghệ An và Gia Lai đều sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm tới nhiễm trung bình sinh vật hại, có khối lượng quả to (127,6 – 145,1 g/quả), vượt Đài Nông 1 tới 16,1 – 29,4%.

Năng suất tạm tính đạt 11,8 – 13,0 tấn/ha/lứa, tương đương 35,5 – 38,2 tấn/ha/năm, vượt Đài Nông 1 tới 8,8 – 18,8% ở Sơn La và Nghệ An; và 51,0 – 52,0 tấn/ha/năm, vượt Đài Nông 1 tới 18,3 – 19,9%. ở Gia Lai. Cả 3 giống đều có chất lượng tốt, vỏ quả cứng hơn Đài Nông 1, giống Quế Phong 1 phù hợp cho chế biến, giống Tc(14-5)-7 và (4-86)Tc-9  phù hợp cho cho ăn tươi. Lợi nhuận trồng 3 giống chanh leo mới Quế Phong 1, Tc(14-5)-7 và (4-86)Tc-9 tại mô hình trình diễn ở Sơn La, Nghệ An và Gia Lai vượt 20,28 - 49,97% so giống đối chứng Đài Nông 1.

Trong đó lợi nhuận giống Quế Phong 1 vượt 27,78 – 46,92%; giống Tc(14-5)-7 vượt 23,87 - 44,88%; giống (4-86)Tc-9 vượt 20,28 - 49,97% so giống Đài Nông 1.

Giống chanh leo Quế Phong 1 do Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods nghiên cứu sản xuất. Ảnh: Thu Hải.

Giống chanh leo Quế Phong 1 do Công ty Cổ phần chanh leo Nafoods nghiên cứu sản xuất. Ảnh: Thu Hải.

Kiến nghị mở rộng sản xuất giống chanh leo mới

Tại hội nghị,sau khi phân tích rõ những ưu thế vượt trội của các giống chanh leo mới, 100% đại biểu, đại diện các cơ quan chức năng, sở, ban ngành có mặt tại Hội nghị đều đồng thuận kết quả đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống chanh leo phục vụ các vùng nguyên liệu trọng điểm đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu”.

Các đại biểu kiến nghị Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp & PTNT và các địa phương mở rộng sản xuất giống Quế Phong 1 cho các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của Phó giáo sư Nguyễn Văn Viết – Chủ nhiệm đề tài và ông Phạm Duy Thái – Giám đốc Công ty cổ phần chanh leo Nafoods đã đưa ra.

Cận cảnh quả chanh leo được trồng từ giống Quế Phong 1. Ảnh: Thu Hải.

Cận cảnh quả chanh leo được trồng từ giống Quế Phong 1. Ảnh: Thu Hải.

Công ty cổ phần chanh leo Nafoods nói riêng và Nafoods Group nói chung hi vọng sẽ mở ra cho ngành chanh leo Việt Nam một xu hướng phát triển mới với các dòng giống chanh leo ngọt phục vụ nhu cầu ăn tươi trực tiếp hiện nay, đặc biệt hơn sẽ cùng chung tay xây dựng và khẳng định vị trí của Việt Nam trên bản đồ chanh leo thế giới cùng các nước lớn về cung ứng chanh leo như Ecuador, Peru...

Trung Quốc nhập chanh leo chính ngạch: Cơ hội mở rộng quy mô, tăng chất lượng

Hiện nay, chanh leo là trái cây chủ lực trong chuỗi cung ứng của Nafoods Group từ lai tạo, sản xuất và cung cấp cây giống cho đến khâu sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm từ trái chanh leo ra thị trường thế giới. Trước đó, Nafoods Group là đơn vị đầu tiên đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT đưa chanh leo vào danh mục xét duyệt của Trung Quốc để sớm được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này, đồng thời tham gia tích cực vào quá trình cung cấp hồ sơ, chứng minh năng lực và đăng ký vùng trồng cũng như cơ sở chế biến theo yêu cầu của Trung Quốc.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.