| Hotline: 0983.970.780

Năm học mới nhiều khó khăn thách thức

Thứ Bảy 04/09/2021 , 21:11 (GMT+7)

Chuẩn bị năm học mới, ngành GD-ĐT TP.HCM đứng trước nhiều khó khăn, tất cả học sinh thành phố không tựu trường, không có khai giảng, khởi đầu năm học mới trên môi trường internet.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM. Ảnh: T.N.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM. Ảnh: T.N.

Tại cuộc họp báo định kỳ chiều 4/9 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, kế hoạch năm học 2021-2022 toàn TP.HCM không có tựu trường, không có khai giảng.

Theo kế hoạch năm học của Bộ GD-ĐT là học sinh THCS, THPT sẽ tựu trường ngày 1/9 và khai giảng ngày 5/9, sớm nhất là 23/9 đối với lớp 1. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp tại TPHCM, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, TP.HCM không tổ chức tựu trường cũng không tổ chức khai giảng.

"Để chuẩn bị cho năm học mới, TP.HCM quyết định từ ngày 6/9, học sinh THCS, THPT sẽ bắt đầu năm học mới dưới nhiều hình thức như làm quen với lớp, rà soát các điều kiện tổ chức lớp học...

Từ ngày 1/9, một số trường đã triển khai, nhưng hiện vẫn đang tiếp tục củng cố số lớp, số học sinh cũng như rà soát tổ chức lớp học cho đến sau ngày 6/9 để bắt đầu triển khai học tập. Trường hợp các trường, lớp nào chưa đủ điều kiện sẽ tiếp tục rà soát, báo cáo để lãnh đạo các Phòng giáo dục, Sở GD tham mưu UBND TPHCM gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh", ông Hiếu cho hay.

Cũng theo ông Hiếu, đối với cấp tiểu học, ngày 8/9 các em sẽ tập trung và có khoảng 2 tuần (đến ngày 20/9) để làm quen với bạn bè, với lớp, củng cố kiến thức.

Đặc biệt là hướng dẫn cho các em học sinh lớp 1, lớp 2 làm quen với mô hình học tập mới. Thầy cô có thời gian phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác dạy và học. "Sở cũng đã xây dựng, phối hợp với Đài truyền hình TP.HCM ghi hình các tiết dạy, chọn lựa các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lớp 1, lớp 2 theo chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới.

Hiện đã ghi hình được 10 tuần theo kế hoạch học trực tuyến hết học kỳ 1. Chương trình truyền hình dự kiến sẽ phát hành vào giữa tháng 9 tới, trước khi học sinh tiểu học đi học lại để phụ huynh, học sinh có thể phối hợp cho con em học tập với các hình thức học tập trực tuyến khác.

Ngoài ra, các dữ liệu học trực tuyến sẽ được tải trên các trang web của trường như sách điện tử, clip bài giảng", ông Hiếu cho hay.

Với hình thức dạy học trực tuyến trong thời gian giãn cách, TP.HCM có khoảng 75.000 học sinh (5%) ở các cấp bậc học thiếu điều kiện để bắt đầu năm học mới trên môi trường internet. Cụ thể, bậc tiểu học là 31.000, THCS là 22.000 và THPT là hơn 15.000 học sinh.

Học sinh TP.HCM bắt đầu năm học trực tuyến trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Học sinh TP.HCM bắt đầu năm học trực tuyến trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Trước vấn đề này, ông Hiếu cho hay, Sở GĐ-ĐT TP.HCM đã làm việc với các trường để hỗ trợ phụ huynh học sinh yên tâm có cách giải quyết. "Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức xây dựng phiếu học tập cho các em học sinh dưới mạng lưới cộng tác viên hỗ trợ đến từng nhà trong từng tuần.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã làm việc với các nhà cung cấp thiết bị điện tử phục vụ dạy và học trên môi trường internet và nhận được sự đồng ý của các đơn vị sẵn sàng hỗ trợ đường truyền internet, máy móc thiết bị để triển khai về các trường như gói vay không lãi suất, giảm giá, tặng gói 3G đường truyền cho các em học tập", ông Hiếu nói.

Về việc vận chuyển sách giáo khoa hiện nay, ông Hiếu cho biết, hiện có hai đơn vị là Bưu điện Thành phố và Viettel Post hỗ trợ cho tất cả các trường học trên địa bàn thành phố. Từ nay đến ngày 6/9, sẽ hoàn tất việc giao sách giáo khoa đến các trường. Mỗi trường sẽ cử 5 giáo viên đến trường để hỗ trợ các đơn vị nhận sách giáo khoa. "Việc này đã được sắp xếp xong và mong nhận được sự hỗ trợ của Công an TP.HCM trong việc cấp giấy đi đường. Nỗ lực để đưa sách giáo khoa đến cho học sinh trong thời gian sớm nhất", Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin.

Hiện TP.HCM đang trưng dụng một số trường học làm nơi cách ly, giáo viên tham gia chống dịch, vì vậy TP.HCM xác định học tập trên môi trường internet đến hết học kỳ 1.

Tuy nhiên, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã xây dựng kế hoạch học tập sau khi TP.HCM kiểm soát được dịch bệnh. Lúc này, giáo viên sẽ ưu tiên, kèm cặp, giúp đỡ các em học sinh thiếu thiết bị học tập, hay học tập không hiệu quả trên môi trường internet để làm sao kết thúc học kỳ 1, kết thúc năm học các em nắm được kiến thức, việc học tập không bị sụt giảm.

Dự kiến kế hoạch, TP.HCM sẽ được chủ động kéo lùi thời gian kết thúc năm học khoảng 2 tuần để đảm bảo tổng thời lượng và ôn tập củng cố cho các em học sinh khi học trên môi trường internet còn nhiều khó khăn hạn chế.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm