| Hotline: 0983.970.780

Nam Trung Bộ 'oằn mình' trong lũ dữ

Thứ Tư 01/12/2021 , 20:27 (GMT+7)

Đợt mưa lũ trong những ngày qua đã gây thiệt hại lớn cho những tỉnh vùng Nam Trung Bộ. Các địa phương đang dốc lực khắc phục thiệt hại.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trong 4 ngày qua trên địa bàn tỉnh này có mưa rất lớn, lượng mưa bình quân khoảng 400mm, vùng hạ lưu khu Đông Bình Định ngập lũ kinh hoàng. Riêng huyện Tuy Phước đã có gần 11.000 nhà dân bị ngập lũ. Đến chiều 1/12 nước bắt đầu rút, nhưng vùng hạ lưu huyện Tuy Phước vẫn còn ngập sâu.

Cũng theo ông Phúc, tính đến chiều 1/12, Bình Địnhcó 52 xã/10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn có 31.378 nhà dân bị ngập, nhiều nhất là huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn.

Trong đợt lũ vừa qua, thành phố Quy Nhơn phải di dời 261 hộ dân với 751 nhân khẩu ở các phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Phú và Đống Đa. Huyện Phù Cát di dời 36 hộ dân ở khu vực núi Gành (xã Cát Minh) bị uy hiếp bởi nạn sạt lở đất đến mưa an toàn. Thị xã An Nhơn di dời tại chỗ 137 hộ dân với 278 nhân khẩu đến những nhà cao tầng trong khu vực.

Người dân Nam Trung Bộ đang nỗ lực hỗ trợ người dân vùng lũ kịp thời. Ảnh: V.Đ.T      

Người dân Nam Trung Bộ đang nỗ lực hỗ trợ người dân vùng lũ kịp thời. Ảnh: V.Đ.T      

Bà Nguyễn Thị Hòa (60 tuổi) ở tổ 9, KV5 (phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn) cho biết đợt lũ này nước lũ nước về nhanh đến không kịp di dời đồ đạc”.

“Ai dè mới 2 giờ sáng đêm 29 rạng sáng ngày 30/11 nước lớn bất ngờ đã tràn vào nhà. Nước ngập lên trên cả đầu gối, vào sâu trong khu dân cư nước càng ngập sâu hơn nữa. Đồ đạc trong nhà không kịp di chuyển đi nên giờ ngập hết trong nước lũ”, anh Trần Tuấn Nguyên ở tổ 9, KV5, (phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn) cho biết.

Đến ngày 1/12, Bình Định đã có 3 người chết do mưa lũ, trong đó có 1 người ở huyện Tuy Phước, 1 ở thị xã An Nhơn và 1 người ở huyện An Lão), ngoài ra, tại thị xã An Nhơn còn có 2 người bị thương. Có 9 nhà bị sập, 31.378 nhà bị ngập nước. Về nông nghiệp Bình Định có 241,9ha lúa, 95,6ha hoa màu; 38,2 tấn lúa bị ướt; 52,5ha ruộng bị sa bồi, thủy phá.

Nông dân Nam Trung Bộ cấp tập chuyển lúa tránh lũ. Ảnh: V.Đ.T 

Nông dân Nam Trung Bộ cấp tập chuyển lúa tránh lũ. Ảnh: V.Đ.T 

Về chăn nuôi, đến giờ này Bình Định có 1.250 con gia cầm bị nước cuốn trôi. Thủy lợi cũng bị thiệt hại nặng với 1.540m kè, 17.581m kênh mương, 4.960m bờ sông, bờ suối, 26 đập bổi, đập tạm bị sạt lở, hư hỏng. Về giao thông Bình Định có 6.452m đường giao thông nông thôn bị sạt lở, hư hỏng, 12.845m3 đất đá, 10 cống bị hư hỏng. Tổng thiệt hại tính sơ bộ đã tới 142 tỷ đồng.

“Hiện các địa phương khu Đông Bình Định nước đang rút. Chúng tôi đang theo sát tình hình để nước rút tới đâu chúng tôi lập tức khắc phục những diện tích vị sa bồi, thủy phá để nông dân kịp sản xuất vụ ĐX 2021-2022. Những diện tích ruộng mới gieo sạ nếu bị hư giống chúng tôi cũng đã dự phòng giống để bổ sung”, ông Phúc nói.

Trước tình hình trên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo tổ chức khắc phục ngay các điểm sạt lở, ách tắt giao thông, hạ tầng phục vụ sản xuất, ổn định đời sống cho người dân. Sở NN-PTNT tham mưu UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo Công ty TNHH KTCTTL chính quyền các huyện, thị xã, thành phố khắc phục tạm sạt lở kênh mương, đê kè; kiểm tra tình trạng an toàn các hồ chứa nước; kiểm tra giống lúa, cây trồng chuẩn bị cho sản xuất vụ ĐX 2021 - 2022.

Di tản em bé mới sinh chạy tránh lũ. Ảnh: V.Đ.T   

Di tản em bé mới sinh chạy tránh lũ. Ảnh: V.Đ.T   

Hiện lực lượng vũ trang Bình Định vẫn đang bám trụ các địa phương điểm nóng để giúp dân sửa chữa nhà cửa, khắc phục giao thông. Dẫu lũ chưa rút hết, nhưng chính quyền các địa phương đang tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bị thiệt hại, nhất là những gia đình có người bị tử vong do lũ; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục các tuyến giao thông, công trình hạ tầng thiết yếu và sản xuất sau lũ.

Ở Phú Yên, tính đến 16h30 ngày 1/12, tỉnh Phú Yên đã ghi nhận 9 người chết và mất tích do mưa lũ. Theo Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Phú Yên, trong số trên có 3 chết gồm huyện Sơn Hòa 2 người; huyện Tây Hòa 1 người và 6 người mất tích gồm huyện Phú Hòa 3 người và TP Tuy Hòa 2 người và Đông Hòa 1 người do di dời tránh lũ bị nước lũ cuốn trôi.

Phú Yên có 50.140 nhà bị ngập nước dưới 1m và 45 nhà ngập trên 1m và 3 nhà bị hư hỏng hoàn toàn. Về nông nghiệp, Phú Yên có 455ha lúa bị ngập nước, ngã đổ; 564ha hoa màu bị thiệt hại và 18 con gia súc và 1.880 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 1 tàu cá trên biển bị chìm; 1,5ha tôm các loại bị vỡ hồ, cuốn trôi; gần 2.000m kênh mương bị ngã đổ, hư hỏng; sạt lở, bồi lấp đất đá với khối lượng 1.00m3.

Mưa lũ khiến cho hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ của tỉnh Phú Yên bị ngập nước từ 0,5 đến 1m. Một số đoạn mặt đường bị bong tróc, mái ta-luy dương bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Nặng nhất là tuyến đường ĐT 643 từ huyện quốc lộ 1 đi các huyện Tuy An, Sơn Hòa và Đồng Xuân có nhiều điểm sạt lở mái ta luy dương. Tại vị trí Km3+060 và Km3+200 (xã An Thọ, huyện Tuy An), hơn 600m3 bùn đất đã tràn xuống lòng đường, các phương tiện giao thông chỉ lưu thông được một chiều. Ngoài ra các khe, rãnh thoát nước trên tuyến cũng bị bồi lấp. Từ tối ngày 30/11 đến sáng nay, Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đã huy động 20 thiết bị xe cơ giới để khắc phục tình trạng sạt lở, đảm bảo giao thông an toàn cho người dân.

Sà lan làm vỡ đường ống nước tại Khánh Hòa: Ảnh: K.S

Sà lan làm vỡ đường ống nước tại Khánh Hòa: Ảnh: K.S

Ông Huỳnh Gia Hoàng, Phó Giám đốc Sở GT-VT Phú Yên cho biết, nhiều ngày qua do mưa lũ nên các tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng và hư hỏng nhiều. Khi nước lũ rút tới đâu, các đơn vị thi công triển khai các biện pháp khắc phục tới đó. Tuy nhiên mục tiêu là trong ngày 1/12 phải đảm bảo thông tuyến toàn bộ các tuyến đường giao thông chính của tỉnh…

Tại Quảng Nam, mưa lớn cùng với thủy điện trên thượng nguồn Quảng Nam điều tiết xả lũ đã khiến nước trên sông Vu Gia, Thu Bồn lên nhanh. Khu vực hạ lưu sông Hoài dâng cao đã khiến nhiều tuyến đường ở ở TP Hội An như  Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Thị Minh Khai bị ngập sâu. Trong đó ngập sâu nhất là đường Bạch Đằng, có đoạn ngập từ 1 - 1,5m, người dân phải đi lại bằng ghe đò.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đập thủy điện Sông Tranh 2 và Đắk Mi 4 tăng cường theo dõi diễn biến lũ về hồ, tổ chức vận hành, điều tiết giảm lũ cho hạ du và chuyển chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo đúng quy định.

Ông Trương Xuân Tý, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, tại thủy điện Đăk Mi 4, thời gian xuất hiện đỉnh lũ vào lúc 12h45 ngày 29/11 với lưu lượng đạt 1931,23m3/s. Thủy điện này đã vận hành giảm lũ cho hạ du được 10,6%. Còn thủy điện Sông Tranh 2, thời gian xuất hiện đỉnh lũ 14h ngày 29/11 với lưu lượng đạt 2907,25 m3/s, vận hành giảm lũ cho hạ du dược 8,8%.

Tại Quảng Ngãi, mưa lớn tập trung từ ngày 28 đến 30/11 với lượng mưa đo được tại các trạm Ba Lế: 820mm, Trà Hiệp: 655mm, Ba Nam: 594mm, Kỳ Sơn: 526mm…mưa lớn khiến cho lũ các sông lên nhanh. Đỉnh lũ trên các sông Trà Khúc tại trạm Trà Khúc: 6,18m, dưới mức BĐ3 0,32m, trên sông Trà Câu tại trạm Trà Câu: 6,13m, trên mức BĐ3 0,63m; trên sông Vệ tại trạm sông Vệ: 5,48m, trên mức BĐ3 0,98m.

Thành phố Hội An (Quảng Nam) vùng Nam Trung Bộ ngập chìm trong lũ. Ảnh: L.K

Thành phố Hội An (Quảng Nam) vùng Nam Trung Bộ ngập chìm trong lũ. Ảnh: L.K

Theo thống kê mới nhất của Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, đợt mưa lớn vừa qua đã khiến cho nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt. Trong đó nặng nhất là ở thị xã Đức Phổ và huyện Nghĩa Hành với 919 ngôi nhà bị ngập từ 0,3 – 0,5m (thị xã Đức Phổ 600 nhà và huyện Nghĩa Hành là 319 nhà).

Trước diễn biến của mưa lũ, tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành di dời, sơ tán 354 hộ với hơn 1.300 nhân khẩu ở những vùng nguy hiểm, trũng thấp đến nơi an toàn. Theo đại diện Phòng Kinh tế thị xã Đức Phổ, hiện nay trên địa bàn đã ngớt mưa, nước bắt đầu rút. Sơ bộ ban đầu, toàn thị xã có khoảng 26,5ha rau màu bị hư hỏng. Tuy nhiên, nhiều khu vực vẫn còn ngập nước nên vẫn chưa thống kê được thiệt hại về sạt lở, sa bồi đất sản xuất của người dân.

“Các địa phương từ thượng nguồn đến hạ du cần chủ động đưa cuộc sống của người dân trở lại điều kiện bình thường. Chuẩn bị cho bà con nông dân được đón Tết cổ truyền dân tộc một cách tốt nhất”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.

Xem thêm
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội

Tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng căn dặn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nội: Nghiên cứu cho thuê vỉa hè 123 tuyến phố

Sở Xây dựng Hà Nội đang phối hợp với 16 quận, huyện khảo sát, nghiên cứu để cho thuê vỉa hè ở 123 tuyến phố với mức giá từ 20.000-40.000 đồng/m2/tháng.

Canh giữ linh hồn của rừng

Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.