| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng 240.000ha rừng đến năm 2030

Thứ Năm 08/02/2024 , 22:46 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 171/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai.

Nâng cao chất lượng rừng là nhiệm vụ quan trọng, cần sự chung tay của các cấp, các ngành và nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Nâng cao chất lượng rừng là nhiệm vụ quan trọng, cần sự chung tay của các cấp, các ngành và nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Mục tiêu của đề án là nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm phát huy tốt chức năng của từng loại rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học. Đồng thời, tăng cường trữ lượng carbon của rừng và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể của đề án là nâng cao chất lượng cho 240.000ha diện tích rừng, trong đó, rừng đặc dụng 36.000ha; rừng phòng hộ 138.000ha; rừng sản xuất là rừng tự nhiên 66.000ha. 

Bên cạnh cải thiện về trữ lượng rừng, đề án cũng triển khai nhiều biện pháp nhằm đa dạng tổ thành loài cây và cấu trúc rừng, đáp ứng yêu cầu về bảo tồn hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học cũng như phòng chống thiên tai.

Đề án được triển khai, thực hiện chủ yếu trên địa bàn khu vực trung du, miền núi thường xảy ra thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, có diện tích rừng cần nâng cao chất lượng. Trong đó, tập trung vào 3 vùng kinh tế - xã hội gồm: Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên. 

Để thực hiện, đề án trước mắt sẽ rà soát hiện trạng, xác định cụ thể diện tích, vị trí, ranh giới đối tượng rừng cần nâng cao chất lượng rừng, trên cơ sở đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, hiện trạng về trữ lượng, cấu trúc tổ thành loài cây, cấu trúc từng loại rừng.

Từ đó xác định cụ thể các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung; làm giàu rừng và nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng rừng.

Đề án cũng nhấn mạnh việc, phải lựa chọn loài cây trồng phù hợp để nâng cao chất lượng rừng cho từng vùng sinh thái, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và tăng khả năng phòng hộ của rừng. Đề án sẽ ưu tiên lựa chọn các loài cây bản địa; loài cây đa tác dụng; loài có sức chống chịu ở những điều kiện lập địa khác nhau; loài quý, hiếm có giá trị kinh tế, bảo tồn cao.

Quần thể cây sa mu, pơ mu nghìn năm tuổi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Quần thể cây sa mu, pơ mu nghìn năm tuổi tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Song song với đó, đề án còn dành nguồn lực xây dựng mô hình điểm nâng cao chất lượng rừng cho từng vùng bằng nhiều loài cây bản địa có cấu trúc đa tầng, đa loài, nhất là những vùng có điều kiện lập địa khó khăn, vùng đất dốc, vùng khô hạn,

Trên cơ sở theo dõi, đánh giá, các bên liên quan sẽ tổng kết, tài liệu hóa và nhân rộng mô hình ra các vùng, khu vực khác trên phạm vi cả nước. 

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT cho biết, đề án nâng cao chất lượng rừng là một trong số các đề án Cục đã tập trung xây dựng, lập dự thảo, xin ý kiến xuyên suốt trong năm 2023, nhằm kịp thời tham mưu để kịp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào đầu năm 2024.

Hiện ngành lâm nghiệp còn một số đề án quan trọng nữa, đang trong giai đoạn hoàn thành, chuẩn bị ban hành. Đó là: Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án phát triển cây dược liệu; Đề án phát triển rừng trồng gỗ lớn giai đoạn 2023 - 2030...

Cùng với đó, Cục Lâm nghiệp đang khẩn trương phối hợp các bộ, ngành và địa phương để xin ý kiến dự thảo Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia. Đây được đánh giá là "xương sống" của ngành lâm nghiệp, giúp toàn ngành có bước chuyển mạnh mẽ từ sản xuất lâm nghiệp sang kinh tế lâm nghiệp.

Bộ NN-PTNT dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch là hơn 200.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 cần khoảng gần một nửa tổng số này.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.