| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao giá trị cá ngừ

Thứ Hai 07/07/2014 , 10:12 (GMT+7)

Ngày 4/7, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị “Tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị”.

Nhiều tồn tại

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện có 9 loài cá ngừ phân bố tại Việt Nam với trữ lượng khoảng 600.000 tấn, trong đó cá ngừ vằn chiếm ưu thế, có khả năng khai thác 200.000 tấn/năm, riêng cá ngừ vây vàng và mắt to có giá trị xuất khẩu cao có khả năng khai thác khoảng 21.000 tấn/năm. Hiện tại, đội tàu khai thác cá ngừ đại dương của 3 tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên là 3.554 chiếc với sản lượng trên 15.000 tấn/năm. Giá trị xuất khẩu đạt trên 550 triệu USD tới 99 quốc gia.

Hiện nay cá ngừ là một trong rất ít loài cá kinh tế chưa bị khai thác quá mức. Sản lượng cá ngừ vây vàng, mắt to trong nhiều năm dưới 50% khả năng khai thác cho phép, riêng trong năm vừa qua sản lượng cao nhất khoảng 16.000 tấn, chiếm khoảng 70% sản lượng cho phép, còn cá ngừ vằn năm khai thác cao nhất cũng chỉ đạt 28% khả năng cho phép. Chính vì vậy phát triển đánh bắt cá ngừ rất thuận lợi trong thời gian tới.

Cá ngừ có rất nhiều lợi thế, tuy nhiên hiện nay tàu khai thác cá ngừ hầu hết là tàu nhỏ, vỏ gỗ, máy cũ, trang thiết bị thiếu nên tàu hoạt động thiếu an toàn, khả năng vươn khơi bám biển lâu dài, khả năng giữ lạnh thấp ảnh hưởng đến quá trình bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó công nghệ khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm cá ngừ thấp…, tổn thất về cá ngừ lên đến 30 – 40%.

Đổi mới nghề khai thác cá ngừ

Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Tôi lưu ý các địa phương nghiên cứu, thận trọng đóng mới, cải hoán tàu, quy mô ra sao để khai thác hiệu quả và đạt chất lượng cao nhất. Chủ trương của Chính phủ là hỗ trợ trực tiếp cho chủ tàu nên mẫu tàu, thiết bị do ngư dân quyết định để phù hợp với thực tế, nhiệm vụ của Bộ NN-PTNT và các ngành liên quan là xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc để tàu của ngư dân an toàn, hiệu quả."

Để nâng cao chuỗi giá trị sản xuất cá ngừ, thì từ khâu dự báo ngư trường đến khai thác, chế biến và xuất khẩu phải làm sao cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi giá trị này cùng có lợi.

Tại Hội nghị, các ý kiến đều thống nhất phải hiện đại hóa đội tàu. TS Võ Khắc Minh, Viện trưởng Viện KHCN Tàu thủy cho rằng: Sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị gồm nhiều khâu trong đó quy hoạch, tổ chức lại phương tiện đánh bắt, bảo quản và hậu cần rất quan trọng. Do vậy hiện đại hóa đội tàu hay thép hóa, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá đánh bắt xa bờ có ý nghĩa quyết định nâng cao chuỗi giá trị.

Cùng chung quan điểm, ông Ykio KikjChi, Giám đốc Cty YANMAR đến từ Nhật Bản cho biết: Để nghề câu cá ngừ hiệu quả bền vững thì phải nâng cao chất lượng và giảm chi phí mỗi chuyến biển. Muốn nâng cao chất lượng thì phải chuyển đổi tàu gỗ sang tàu vỏ sắt hoặc tàu composit.

Hiện nay trên thế giới rất nhiều nước sử dụng tàu composit khai thác cá ngừ. Thực tế chi phí đóng tàu này cao hơn tàu gỗ nhưng tiết kiệm nguyên liệu đến 30% so với tàu gỗ và trong thời gian dài không phải tốn chi phí bảo dưỡng vỏ thân tàu, tuổi thọ cũng cao hơn hẳn tàu gỗ…

Cũng theo ông Ykio KikjChi, Cty đang làm mô hình thí điểm đóng tàu Composit tại Nha Trang chuyên khai thác cá ngừ và dự kiến trong tháng 7 này sẽ hạ thủy. Thời gian tới, Cty YANMAR sẽ đầu tư thí điểm 60 tàu Composit khai thác cá ngừ tại mỗi tỉnh theo mô hình Cty cổ phần đánh cá của Nhật (ngư dân được quyền chọn mua 100% giá trị tàu). Các chủ tàu được tư vấn quản lý tổng thể chất lượng cá, bao tiêu xuất khẩu sản phẩm trên thị trường quốc tế…

Ông Võ Thiên Lăng, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Khánh Hòa cho biết: Khánh Hòa là tỉnh tiên phong tổ chức giá trị cá ngừ theo chuỗi trong thời gian qua nhưng không thành công. Vấn đề đặt ra là phải có đầu ra, doanh nghiệp thu mua phải thực sự có tiềm lực tài chính nếu không sẽ không thực hiện được chuỗi giá trị này.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, thực tế ngư dân rất rất thiếu vốn vì vậy phải có nhiều chính sách hỗ trợ để ngư dân tiếp cận được nguồn vốn hiện đại hóa tàu cá (đóng tàu vỏ sắt, composit và cải hoán tàu gỗ), hỗ trợ ngư dân công nghệ, thiết bị bảo quản. Bên cạnh đó phải đào tạo kỹ thuật khai thác cho ngư dân…

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Bảo hiểm thiệt hại cây lúa: Cam kết mức bồi thường lên tới 20 triệu đồng/ha

Bảo hiểm Agribank phát triển sản phẩm bảo hiểm thiệt hại cây lúa với mức phí chỉ 1%/năm, giúp nông dân yên tâm canh tác và đầu tư vào sản xuất nông nghiệp bền vững.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.