| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao nhận thức phòng chống thiên tai cho cộng đồng dân cư

Thứ Bảy 31/08/2019 , 09:10 (GMT+7)

Công tác tập huấn “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (gọi tắt là Đề án 1002) đã được triển khai tại Hà Tĩnh từ năm 2014.

11-02-13_1
Giáo viên hướng dẫn người dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà các giải pháp ứng phó khi có bão.

Tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng tránh, ứng phó với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh như: Bão, lũ, giông sét, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét… là những nội dung chính Văn phòng Thường trực BCH Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã tập huấn cho gần 7.000 cán bộ cấp xã, thôn và đại diện các hộ gia đình.

Ông Ngô Đức Hợi, Chánh văn phòng Ban chỉ huy (BCH) phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh cho hay, công tác tập huấn “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” (gọi tắt là Đề án 1002) đã được triển khai tại Hà Tĩnh từ năm 2014.

Kể từ đó đến nay mỗi năm Văn phòng tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra cho hàng nghìn lượt người, từ cán bộ cốt cán cấp huyện, xã, thôn xóm cho đến người dân, các lực lượng xung kích và giáo viên, học sinh các trường tiểu học.

“Năm 2019 chúng tôi sẽ tiếp tục tập huấn cho 2.296 người của 40 lớp/20 xã. Đối tượng chính là cán bộ xã; bí thư, thôn trưởng và đại diện người dân tại các vùng chịu rủi ro cao khi thiên tai xảy ra. Hiện đã có 4 xã hoàn thành các nội dung tập huấn, phấn đấu đến tháng 10/2019 sẽ triển khai xong ở những xã còn lại”, ông Hợi nói.

Về nội dung tập huấn, mỗi đối tượng giáo viên sẽ soạn thảo một bài giảng riêng, mục đích cuối cùng là nâng cao sự chủ động ứng phó thiên tai cho cộng đồng. Cụ thể, đối với cán bộ cấp xã, hướng dẫn cách xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 5 năm theo quy định Luật Phòng chống thiên tai sát với tình hình thực tế ở các địa phương.

11-02-13_2
Mục đích tập huấn là nâng cao sự chủ động ứng phó thiên tai cho các tầng lớp nhân dân.

Bà Nguyễn Thị Vân, thôn Hòa Bình, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà cho hay, trước đây bà đã nghe báo đài tuyên truyền nhiều về cách phòng tránh khi bão đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, gia đình bà ở gần biển nhưng lại không hành nghề đi biển nên bà không có kinh nghiệm tránh bão như các hộ dân khác. Ngày 22/9 bà tham gia lớp tập huấn Đề án 1002 xong thì nắm được cách nhận định thời tiết bất lợi; những việc gì nên làm, không nên làm trước, trong và sau bão để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Đánh giá về tính hiệu quả của Đề án 1002, Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc nhấn mạnh: “Việc tổ chức các lớp tập huấn phòng chống thiên tai đóng vai trò hết sức quan trọng giúp chính quyền địa phương và người dân tiếp cận được các quy định mới của Luật phòng chống thiên tai. Đồng thời, cảnh báo về tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng cũng như cách áp dụng hiệu quả phương án “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn”.

(Kiến thức gia đình số 35)

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất