| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao sản lượng, chất lượng và khả năng kháng bệnh cho cây khoai tây

Thứ Năm 16/02/2023 , 17:51 (GMT+7)

Chiều 16/2, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến làm việc với ông Hugo Campos, Phó Tổng giám đốc toàn cầu Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP) về phát triển loại cây này ở Việt Nam.

Empty

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến làm việc với ông Hugo Campos, Phó Tổng giám đốc toàn cầu Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP). Ảnh: Tùng Đinh.

Theo ông Hugo Campos, CIP đã có mặt và hợp tác với Việt Nam từ năm 1982, đến nay đã trải qua hơn 40 năm với nhiều thành tựu không chỉ với cây khoai tây mà còn với nhiều loại cây khác.

"Ngoài 50% các nghiên cứu về khoai tây, chúng tôi còn tập trung vào khoai lang và các cây trồng khác, trong đó nghiên cứu cách tăng sản lượng, hàm lượng dinh dưỡng trong các cây trồng đó. Ví dụ như tăng hàm lượng Vitamin A trong cam”, ông Hugo Campos nói.

Hiện nay, các nghiên cứu của CIP đã đóng góp rất nhiều vào quá trình phát triển các loại cây lương thực trên thế giới, điển hình như 45 giống khác nhau đang được trồng ở châu Phi.

Ở Việt Nam, với sự quan tâm về chất lượng, sản lượng của khoai tây và khoai lang thì CIP đang có một dự án triển khai tại Đà Lạt với kết quả rất khả quan. Bên cạnh khả năng kháng bệnh thì sản lượng và hàm lượng dinh dưỡng của loại khoai tây này cũng rất tốt, đảm bảo được các yêu cầu phục vụ ngành công nghiệp chế biến như để làm khoai tây chiên hay snack khoai tây.

Ngoài ra, CIP cũng đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn Việt Nam thực hiện dự án nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình sản xuất đối với đa dạng sinh học, từ đó đưa ra các giải pháp cho người nông dân để có thể đảm bảo được sinh kế, vừa duy trì được sự đa dạng sinh học trong môi trường.

Bên cạnh đó, Trung tâm khoai tây quốc tế cũng phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam  (VAAS) để nghiên cứu nguồn gen với nhiều loại cây trồng ở 2 địa phương là Lào Cai và Sơn La.

Empty

Ông Hugo Campos, Phó Tổng giám đốc toàn cầu Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP), tặng Thứ trưởng Phùng Đức Tiến sách về khoai tây. Ảnh: Tùng Đinh.

Về phía Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói Thỏa thuận hạt giống xuyên biên giới do CIP làm đầu mối đã được ký kết giữa 6 nước châu Á trong đó có Việt Nam (2022), do vậy, Bộ rất mong triển khai các cam kết tại thỏa thuận này thông qua cầu nối là CIP để triển khai các hoạt động tiếp theo về trồng trọt nói chung và về các hoạt động phát triển khoai tây và khoai lang nói riêng.

Ngoài ra, phía Bộ sẵn sàng phối hợp với đối tác CIP tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để thực hiện các chương trình, dự án về chọn tạo giống khoai lang và khoai tây, nâng cao năng lực sản xuất và chế biến khoai tây và khoai lang cho nông dân, doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, mong muốn CIP hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, các mô hình tiên tiến trên thế giới để áp dụng tại Việt Nam; cùng xây dựng triển khai các mô hình thí điểm; tăng cường năng lực cho các đối tượng khác nhau trong chuỗi giá trị sản xuất.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói, qua nghiên cứu, CIP có thực hiện một số chương trình sức khỏe cây trồng, cần tăng cường các hoạt động này vì đây là một trong những lĩnh vực quan tâm của Khung đối tác một sức khỏe do Bộ NN-PTNT chủ trì, sức khỏe cây trồng cũng quan trọng như sức khỏe vật nuôi, sức khỏe môi trường để đảm bảo sức khỏe con người trong mối tương tác con người, vật nuôi, cây trồng nhất là các cây lương thực đảm bảo an toàn thực phẩm cho động vật và con người.

"Đề nghị CIP tăng cường hợp tác với Đối tác Một sức khỏe về lĩnh vực này (cơ quan chủ trì là Văn phòng điều phối một sức khỏe, Vụ Hợp tác quốc tế) để triển khai các hoạt động tiếp theo", ông nói.

Tại Việt Nam, khoai tây là thực phẩm chủ yếu phục vụ ăn tươi, một ít được xuất khẩu sang Indonesia nên sản lượng không nhiều. Trước đây, khoai tây có diện tích cũng khá lớn, khoảng 100.000 ha, nhưng giống khoai tây vốn mẫn cảm với thời tiết và các loài sâu bệnh gây hại, nên hiệu quả kinh tế thấp dần khi biến đổi khí hậu ngày tác động càng rõ nên diện tích trồng khoai tây giảm xuống khoảng dưới 20.000 ha. Năng suất khoai tây từ 13,5 - 15,9 tạ/ha.

Bất cập ở đây là nhu cầu khoai tây nguyên liệu chế biến làm thức ăn nhanh (snack) như khoai tây chiên ngày càng tăng, phải nhập khẩu từ nhiều nước, chủ yếu là Trung Quốc. Theo khảo sát, nhu cầu khoai tây nguyên liệu cho các nhà máy chế biến khoảng 180.000 tấn/năm, trong nước chỉ đáp ứng khoảng 30 - 40%, còn lại phải nhập khẩu.

Các dự án và chương trình hỗ trợ về khoai tây không nhiều, hiện có một số dự án phối hợp với các tập đoàn/công ty tư nhân đang thực hiện trực tiếp với địa phương, quy mô nhỏ, manh mún.

Xem thêm
Việt Nam - Nhật Bản tăng cường kết nối chuỗi cung ứng nông sản

Ngày 22/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 1] Tính mạng trên hết

Phần lớn quãng đời của ngư dân gắn với biển. Biển cả mênh mông, trong khi bão tố rất bất thường, sinh mạng và tài sản của ngư dân luôn bị thiên tai đe dọa…

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.