| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Chủ Nhật 07/11/2021 , 10:31 (GMT+7)

Dù còn không ít khó khăn nhưng sau hơn 10 năm, nông thôn mới (NTM) ở Bình Liêu đã có sự chuyển biến mạnh mẽ khi nâng tầm vai trò chủ thể của người dân.

Nhằm phấn đấu đến hết năm 2021 xã Đồng Tâm đạt chuẩn NTM, các xã Hoành Mô và Húc Động đạt chuẩn NTM nâng cao, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã xây dựng, triển khai nhiều giải pháp, tập trung huy động sự vào cuộc, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân, nâng tầm vai trò chủ thể của người dân.

Đặc biệt, kể từ khi huyện ban hành bộ tiêu chí rõ ràng, tổ chức cho các xã thực hiện trong khí thế thi đua sôi nổi, nên đã tạo được sự đồng tình hưởng ứng, vào cuộc của các tầng lớp nhân dân. Ở nhiều thôn, bản miền núi, người dân chủ động phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thành lập các tổ, nhóm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... Năm 2020, bình quân thu nhập đầu người của huyện đạt 55 triệu đồng. Bình Liêu phấn đấu đến hết năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,31%, hộ cận nghèo còn 2,36%.

Huyện miền núi Bình Liêu quán triệt tinh thần lấy hộ gia đình là hạt nhân trong xây dựng NTM.

Huyện miền núi Bình Liêu quán triệt tinh thần lấy hộ gia đình là hạt nhân trong xây dựng NTM.

Chiều 19/8/2021, UBND huyện Bình Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định của UBND tỉnh công nhận các xã Đồng Văn, Lục Hồn, Vô Ngại đạt chuẩn NTM, qua đó, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của huyện Bình Liêu lên là 5/6 xã. Từng là những xã khó khăn, kinh tế phát triển manh mún, hạ tầng giao thông kém phát triển, sau 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến hết năm 2020, các xã Đồng Văn, Lục Hồn, Vô Ngại của Bình Liêu đã hoàn thành 20/20 tiêu chí, 53/53 chỉ tiêu xây dựng NTM.

Năm 2010, khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, huyện Bình Liêu chưa có xã nào đạt được 2 tiêu chí, đặc biệt, về cơ sở hạ tầng, thủy lợi, trường học hầu như không có. Nhưng sau hơn 10 năm nỗ lực, huyện Bình Liêu đã đạt được những thành tựu vượt bậc.

Trong đó, một số tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới đạt mức cao như 100% đường trục thôn, bản được cứng hóa; đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; 100% trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều dưới 2%… 

Trên quan điểm không nguồn lực nào lớn mạnh hơn sự đồng lòng nhất trí của người dân, huyện Bình Liêu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Trong công tác tuyên truyền, huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đổi mới theo nhiều hình thức khác nhau.

Sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc.

Sản xuất nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc.

Ông Đinh Tiến Lợi, cán bộ địa chính xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) cho biết, kể từ khi được tuyên truyền, vận động, nhất là đến tận ruộng hướng dẫn, gia đình bà Trần Thị Hiền (thôn Đồng Cậm, xã Hoành Mô) đã cải tạo lại ruộng đất cấy lúa kém hiệu quả để trồng cây thanh long ruột đỏ. Sau hơn 3 năm, trên diện tích gần 500m2 ruộng lúa kém hiệu quả, giờ đã trở thành vườn thanh long đơm hoa kết trái và cho thu nhập ổn định.

Để việc tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, gắn liền với điều kiện thực tế của từng xã, thôn, huyện Bình Liêu đã ban hành nghị quyết chuyên đề về chương trình xây dựng NTM kèm theo cơ chế, chính sách để tập trung chỉ đạo. Các ban, ngành, đoàn thể và các xã đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở phù hợp với điều kiện và nguồn lực của địa phương, nhất là trong việc huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho xây dựng NTM.

Cách làm của huyện Bình Liêu trong xây dựng NTM đang ngày càng tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Đó là sự phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và xác định, lựa chọn bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Đặc biệt, huyện cũng quán triệt tinh thần xây dựng NTM từ hộ gia đình ra thôn xóm, từ thôn xóm lên xã, từ xã lên huyện; lấy thôn, xóm làm đơn vị cơ sở và hộ gia đình là hạt nhân trong xây dựng NTM. Từ đó, toàn huyện đã tạo được sự đồng thuận cao và tích cực tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. Đây chính là tiền đề để huyện miền núi vốn nhiều khó khăn này cán đích huyện NTM vào cuối năm 2022.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.