| Hotline: 0983.970.780

Nền khoa học thế giới mong muốn đi cùng Đề án 1 triệu ha lúa vùng ĐBSCL

Thứ Hai 11/12/2023 , 14:00 (GMT+7)

Cần Thơ Từ 12 - 15/12, gần 100 nhà nghiên cứu CGIAR gặp mặt và bàn về các thách thức, giải pháp nhằm hỗ trợ nông hộ nhỏ thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại COP 28 vừa qua, CGIAR huy động được hơn 890 triệu USD cho các dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững trên thế giới. Ảnh: CGIAR.

Tại COP 28 vừa qua, CGIAR huy động được hơn 890 triệu USD cho các dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững trên thế giới. Ảnh: CGIAR.

CGIAR (Liên minh tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế) là mạng lưới đổi mới nông nghiệp lớn nhất thế giới. CGIAR có 14 Trung tâm nghiên cứu và một Trung tâm nghiên cứu liên chính phủ (AfricaRice).

Sáng kiến Xuất sắc trong Nông học (Excellence in Agronomy – EiA) được triển khai từ năm 2020 nhằm hỗ trợ nông hộ nhỏ cân bằng sinh kế, trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng phức tạp. Hàng năm, các nhà khoa học về đổi mới thực hành nông nghiệp chọn một quốc gia đang triển khai các dự án CGIAR.

Nhân dịp Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, 91 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đến thăm vùng ĐBSCL. Với kinh nghiệm lâu năm và vai trò điều phối giữa nông dân, nhà hoạch định chính sách, các cơ quan của Liên hợp quốc, CGIAR lựa chọn tới thăm và làm việc tại Việt Nam, thể hiện mong muốn đồng hành cùng Chính phủ phát triển lúa gạo nói riêng, nông nghiệp bền vững nói chung.

Đoàn CGIAR coi lời mời đến dự Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 là vinh dự lớn. Ảnh: TL.

Đoàn CGIAR coi lời mời đến dự Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023 là vinh dự lớn. Ảnh: TL.

Bà Barbra Muzata, Trưởng nhóm truyền thông toàn cầu của CGIAR chia sẻ: “Đối với chúng tôi, lời mời của Bộ NN-PTNT đến dự Lễ khởi động Chương trình 1 triệu ha lúa là vinh dự lớn. CGIAR đề cao sự hợp tác của bạn bè Việt Nam; riêng tôi rất nóng lòng được đắm mình vào không gian sản xuất lúa gạo ở Việt Nam. Sớm thôi, tôi sẽ được xem trình diễn quy trình gieo sạ cơ giới hóa, tái sử dụng rơm, rạ ở vùng ĐBSCL. Chúng tôi đến đây với tinh thần học hỏi ở mức cao nhất. Mong rằng Bộ NN-PTNT sẽ thấy được những nỗ lực hợp tác của CGIAR những năm qua tại Việt Nam, và cùng chúng tôi chuyển giao công nghệ tới các quốc gia khác”.

Chiều 12/12, các nhà khoa học sẽ tham gia “Hội thảo Đối thoại chính sách Việt Nam - Châu Phi: Hợp tác Nam - Nam hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực”. Ngành nông nghiệp châu Phi phải đối mặt với vô số thách thức, gồm năng suất thấp do khả năng tiếp cận đầu vào chất lượng hạn chế, phương pháp canh tác lạc hậu và cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Biến đổi khí hậu gây mất mùa, đe dọa nguồn cung lương thực trong khu vực. Các vấn đề về tổn thất sau thu hoạch, vận chuyển, khó khăn trong tiếp cận thị trường cũng là rào cản với nền kinh tế nông nghiệp.

Đối mặt với nhiều thách thức chồng chéo, các nhà khoa học châu Phi nhận thấy cơ hội chuyển đổi hệ thống lương thực. Ảnh: CGIAR.

Đối mặt với nhiều thách thức chồng chéo, các nhà khoa học châu Phi nhận thấy cơ hội chuyển đổi hệ thống lương thực. Ảnh: CGIAR.

Sáng kiến Xuất sắc trong Nông học đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng cao năng suất, lợi nhuận cho nông dân, cải thiện sức khỏe đất, hỗ trợ nông hộ nhỏ quản lý tài nguyên, canh tác thông minh. Sứ mệnh nhằm phát triển nông nghiệp của tổ chức, cộng hưởng với mục tiêu của hội thảo Đối thoại chính sách Việt Nam - Châu Phi, sẽ đưa ra góc nhìn đa chiều về chuyển đổi hệ thống thực phẩm toàn cầu.

Sự kiện này làm rõ các nguyên tắc của hợp tác Nam - Nam và Ba bên (SSTC), nhấn mạnh hợp tác quốc tế để giúp từng quốc gia tự chủ lương thực, đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững. Nỗ lực hợp tác đa phương sẽ thúc đẩy hệ thống nông nghiệp châu Phi bền vững, công bằng, đưa ra các giải pháp để châu Phi vượt qua thách thức hiện thời.

 

Sau chuyến thăm Festival tại Hậu Giang, đoàn CGIAR tổ chức các hội thảo khoa học về thực hành nông nghiệp bền vững. Với 14 chuyên đề trong 3 ngày làm việc, các chuyên gia quốc tế đánh giá công tác năm 2023; phân tích các thách thức, thảo luận về giải pháp; tham khảo sáng kiến nông nghiệp từ các vùng dự án trên toàn cầu.

Đặc biệt, ngày 14/12, Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) - thành viên CGIAR tổ chức “Hội thảo Các giải pháp nông học thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Việt Nam”. Giới khoa học quốc tế chờ đợi Việt Nam chia sẻ chi tiết về Chương trình 1 triệu ha và lễ ra mắt Sổ tay hướng dẫn Cơ giới hóa gieo sạ tăng hiệu quả và giảm phát thải nhà kính trong sản xuất lúa vùng ĐBSCL.

Các tổ chức thành viên của CGIAR-EiA gồm AfricaRice, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mì Quốc tế (CIMMYT), Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế tại các vùng khô hạn (ICARDA), Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô cằn (ICRISAT), Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI), Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI), Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) và Viện quốc tế Viện Nông nghiệp Nhiệt đới (IITA).

Xem thêm
Ông Đỗ Thanh Bình làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Cần Thơ Bộ Chính trị vừa điều động, phân công, chỉ định ông Đỗ Thanh Bình - Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang giữ chức Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nội cần lắp đặt hơn 40.000 camera giám sát giao thông

Theo UBND thành phố Hà Nội, UBND các cấp đã triển khai 20.405 camera giám sát. Hiện nay Hà Nội cần hơn 40.000 camera giám sát giao thông.