Festival quốc tế Ngành hàng Lúa gạo: Thịnh vượng khởi nguồn từ người trồng lúa. Nông dân thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm xuất hiện ngày càng nhiều. Lựa chọn 25 sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL. Kết nối tiêu thụ cam Hàm Yên tại Hà Nội. ‘Mang yêu thương gửi về biển, đảo’.
Festival quốc tế Ngành hàng Lúa gạo: Thịnh vượng khởi nguồn từ người trồng lúa
Quang Linh sản xuất
Sáng 10/12, tại TP. Vị Thanh, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang kiểm tra, khảo sát các khâu chuẩn bị cuối cùng choFestivalQuốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023.
Tại mô hình triển lãm “Con đường lúa gạo Việt Nam” trải dài từ đường Trần Hưng Đạo đến kênh Xáng Xà No, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao công tác tổ chức, chuẩn bị của tỉnh Hậu Giang, đảm bảo đúng tiến độ sự kiện.
Mô hình này thể hiện quá trình phát triển nghề trồng lúa Việt Nam từ khi làm nông nghiệp: sơ khai, nông nghiệp kinh tế tiểu nông, tới thời kì công nghiệp hóa và nông nghiệp hiện đại 4.0. Cuối con đường là bản đồ lúa gạo được làm từ gạo đặc sản của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, với kích thước chiều ngang 3m, cao 9m.
Bên cạnh việc ghi nhận những nỗ lực của UBND tỉnh Hậu Giang và các đơn vị liên quan, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, khâu thi công, trang trí cần bổ sung thêm nhiều hình ảnh về người nông dân.
Bộ trưởng nhấn mạnh, sự kiện Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam là vì người nông dân, hướng đến người nông dân. Phải làm sao để Festival là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam khẳng định: Thịnh vượng khởi nguồn từ người trồng lúa”.
Nông dân thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm xuất hiện ngày càng nhiều
Minh Đảm sx
Năm 2018, câu lạc bộ Nông dân tỷ phú ở tỉnh Bến Tre thành lập chỉ có 20 thành viên. Đó là các nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh là cây dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn, hoa kiểng, con tôm, heo, bò… có nguồn thu nhập từ 1 tỷ đồng/năm trở lên. Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển lên 10 Câu lạc bộ với 415 thành viên với đa dạng các ngành nghề.
Ông Nguyễn Văn Bàn, Chủ tịch Hội Nông dân Bến Tre cho biết, khi tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ nông dân tỷ phú, các thành viên luôn nêu cao tinh thần thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Từ đó, nhiều mô hình có lợi nhuận trên 1 tỷ xuất hiện ngày càng nhiều. Kinh tế của các thành viên các Câu lạc bộ phát triển mạnh mẽ. Dịp này, Hội nông dân tỉnh Bến Tre tặng bằng khen cho 5 câu lạc bộ có thành tích tốt; trao 18 giấy chứng nhận nông dân sản xuất giỏi cấp Trung ương. Các câu lạc bộ kết nạp thêm 7 thành viên mới; ngoài ra còn tặng 17,5 triệu đồng hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Lựa chọn 25 sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSC
Trọng Linh sx
Ngày 10/12, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển (TP Cà Mau), Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau đã khai mạc Hội thi “Sản phẩm OCOP tiêu biểu ĐBSCL năm 2023”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival tôm và diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL diễn ra tại Cà Mau.
Ông Phương Đình Anh, Phó Chánh Văn Phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương – Trưởng ban Hội thi, cho biết: Hội thi “Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL năm 2023”, có 53 sản phẩm OCOP được 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL giới thiệu với ban tổ chức, tất cả sản phẩm OCOP lần này điều là sản phẩm tiêu biểu được các tỉnh, thành phố lựa chọn rất kỹ.
“Bên cạnh đảm bảo các yêu cầu chất lượng sản phẩm về mặt vệ sinh an toàn thực thẩm theo các quy chuẩn đã được hiện hành, một vấn đề rất được Ban giám khảo quan tâm trong quá trình chấm điểm, đánh giá đó là các mẫu mã bao bì sản phẩm phải đảm bảo được các yếu tố về mặt sạng trọng, thân thiện với môi trường, sáng tạo… Các yếu đó này sẽ góp phần nâng tầm, nâng cao sản phẩm OCOP đối với người tiêu dùng trong nước và thúc đẩy thị trường xuất khẩu”, ông Anh đánh giá.
Hội thi “Sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL năm 2023 sẽ diễn ra sáng ngày 10/12 và công bố kết quả vào chiều cùng ngày, sẽ có 25/53 sản phẩm OCOP được bình chọn là sản phẩm OCOP tiêu biểu vùng ĐBSCL năm 2023.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm Cam Hàm Yên tại Hà Nội
Thảo Phương sx
Sở Công Thương Tuyên Quang vừa phối hợp với UBND huyện Hàm Yên, Liên minh Xúc tiến ACTONE Global tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên tại thành phố Hà Nội năm 2023.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lộc Kim Liễn, Phó Giám đốc Sở Công thương Tuyên Quang cho biết: Cam sành Hàm Yên là đặc sản nổi bật của tỉnh. Với sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, hiện cây cam sành đã trở thành cây trồng chủ lực góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân Hàm Yên.
Hội nghị tạo cơ hội cho các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp, thương nhân tìm kiếm đối tác, cơ hội ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm Cam Hàm Yên; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong tỉnh Tuyên Quang với các cơ quan ở Trung ương, các tỉnh, thành phố; tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông tiêu thụ không chỉ riêng cam Hàm Yên mà còn các nông sản chủ lực của tỉnh.
‘Mang yêu thương gửi về biển, đảo’
Tại lễ khai mạc phát động chương trình “Mang yêu thương gửi về biển, đảo” và giao lưu triển lãm ảnh với chủ đề “Trường Sa - Nhà giàn thân yêu”, do Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tại Đồng Nai phối hợp với Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM tổ chức sáng nay. Phát biểu khai mạc, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Hoài Trung, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TP.Hồ Chí Minh cho biết: Triển lãm trưng bày 54 tác phẩm của 6 tác giả chụp tại quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trong các chuyến đi thực tế, thăm hỏi cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo Tổ quốc trong những năm vừa qua.
Trước đó, Ban tổ chức cũng đã phát động cuộc thi viết Học sinh trường trung học cơ sở Trường Sa tại TP. Long Khánh, Đồng Nai hướng về biển đảo thân yêu từ ngày 16/11 đến hết ngày 16/12.