| Hotline: 0983.970.780

Nếu hóa chất Formosa nhập về thải ra biển, cá chết là tất yếu

Thứ Hai 25/04/2016 , 19:17 (GMT+7)

Nếu những hóa chất Formosa nhập về súc rửa đường ống mà thải ra biển thì việc cá chết là tất yếu. PGS. TS Trần Hồng Côn, Phòng thí nghiệm Hóa môi trường, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định.

300 tấn hóa chất Formosa nhập về độc hại ra sao?

Thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Vũng Áng (Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh) cho biết, trong thời gian qua Formosa nhập gần 300 tấn hóa chất vào Việt Nam để phục vụ quá trình thi công và chuẩn bị vận hành các nhà máy nhiệt điện. Một danh mục 45 chất mà Formosa nhập về trong khoảng 4 tháng qua cũng được cung cấp.

Danh sách 45 hóa chất mà Formosa nhập về được gửi tới các chuyên gia về hóa học để tham khảo ý kiến về các hóa chất này.


Danh sách các hóa chất Formosa nhập về trong thời gian qua

Trao đổi với PV, PGS. TS Trần Hồng Côn cho biết, hầu hết các hóa chất trong danh mục  mà Formosa nhập về đều là các chất hoặc hỗn hợp chống gỉ, chống ăn mòn, diệt sinh vật và tách xỉ. Tất cả các hóa chất này đều mang tên thương mại song cũng không khó để tra cứu. "Hầu hết các chất đều có tính ăn mòn, gây bỏng da, mắt", PGS Côn cho hay.

PGS Côn cũng cho biết, trong danh sách này có một số chất độc thậm chí là rất độc.

"Các chất như NALCO 8228 có chứa đến 30% là natri nitrit - một hóa chất rất độc đối với người và động vật, có thể gây chết, gây ngạt (do máu không mang được oxi cho cơ thể). Ngoài ra, còn có NaOH - một chất kiềm mạnh và các triazol gây kích ứng mạnh", PGS Côn cho hay. "Các NALCO khác cũng có các thành phần như thế và có thêm các chất hữu cơ khác và/hoặc muối vô cơ như Mg nitrat".

Đặc biệt SPECTRRUS NX 1106 có chứa tối đa đến 60% natri nitrit - vừa là chất gây kích ứng mạnh, vừa là chất oxi hóa và là chất độc, ảnh hưởng nặng nề đến máu được khuyến cáo "cấm tuyệt đối không được đưa vào hệ tiêu hóa", "chỉ sử dụng trong các hệ thống kín" và "không tái sử dụng".

"Hầu hết các chất trong danh sách này đều là các BIOCIDE - chất diệt sinh vật", PGS Côn kết luận.

Từ đó, PGS Côn cho rằng, nếu các hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất này không được lưu giữ đúng quy cách hoặc sau khi sử dụng thải ra môi trường thì vô cùng nguy hiểm. "Nếu các hóa chất này thải ra biển thì việc cá chết là tất yếu", PGS Côn khẳng định.

Trong khi đó, TS Vũ Thường Bồi, Hội Hóa học Việt Nam cũng nhận định, các chất trong danh mục này là các chất tẩy gỉ, tẩy cặn, chất ức chế gỉ, chất tẩy dầu mỡ, và một số chất đặc dụng khác.

Theo TS Bồi, về nguyên tắc các chất là hỗn hợp các thành phần: Chất hòa tan, chất thấm ướt, chất ức chế ăn gỉ, chất chống tạo bọt, chất tẩy dầu mỡ…

Để tẩy cặn gỉ phải dùng các axít  vô cơ mạnh như HCl, HNO3… và các axít hữu cơ mạnh như sunfonic axít, sunphanilic… Trong khi đó, để tẩy dầu mỡ cần các chất kiềm mạnh như NaOH, KOH… và các muối kiềm cacbonat, photphat… Các chất ức chế gỉ thường là muối cromat, các muối amin…

“Tất cả các chất này đều độc hại với môi trường nước”, TS Bồi khẳng định.

Từ đó, TS Bồi cho rằng, nước thải trong quá trình tẩy rửa công nghiệp đều bắt buộc phải xử lý để không còn dư lượng các chất này trước khi xả ra môi trường (dư lượng bằng 0).

Trạm quan trắc tự động không thể phát hiện độc tố

Liên quan tới 300 tấn hóa chất nhập về Việt Nam trong thời gian qua, đại diện Formosa cho biết, công ty này nhập về để súc rửa đường ống, cấu kiện hoen rỉ của nhà máy trong công trường. Nước thải từ quá trình này được xử lý cẩn thận rồi mới thải ra ngoài.

Theo ông Võ Tá Đinh, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh thì Formosa cũng cung cấp cho các cơ quan chức năng các báo cáo từ hệ thống quan trắc tự động do công ty này lắp đặt để kiểm tra nước thải xả ra môi trường có đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hay không.

"Hiện nay, theo các báo cáo từ hệ thống quan trắc tự động của họ thì không có gì bất thường cả", ông Võ Tá Đinh cho hay.

Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi, các trạm quan trắc tự động của Formosa lắp đặt quan trắc được bao nhiêu chỉ tiêu và có thể quan trắc được độc tố trong nước hay không thì ông Đinh cho biết, ông không nắm được con số và thông tin cụ thể.


Cá chết dọc các bãi biển miền Trung trong thời gian qua được xác định do độc tố mạnh


Thực tế, theo các chuyên gia môi trường, các trạm quan trắc tự động thường chỉ quan trắc một số chỉ tiêu chính trong môi trường nước như DO (độ hòa tan của oxy trong nước), nhiệt độ, độ pH, độ ORP (khả năng khử oxy hóa của nước), độ đục, độ dẫn điện, TSS (tổng hợp chất rắn lơ lửng trong nước) và Nitrat (NO3-) chứ không phát hiện được độc tố.

Trong khi đó, trả lời VietNamNet, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết, mặc dù Sở TN&MT Hà Tĩnh là cơ quan giám sát trạm quan trắc tự động của Formosa, song hiện nay Hà Tĩnh vẫn chưa có hệ thống máy báo kết quả quan trắc tự động.

"Ở Formosa Đồng Nai, Sở TN&MT có một hệ thống theo dõi, giám sát kết quả quan trắc tự động. Nếu máy báo kết quả quan trắc không đảm bảo thì cán bộ theo dõi của sở có thể ấn nút không cho phép xả thải ra biển", ông Nhân cho hay.

Trước đó, trong cuộc họp hôm 23/4 tại Hà Tĩnh, đại diện 2 Bộ (TN&MT và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng 4 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) đã kết luận, cá chết dọc các bãi biển miền Trung trong thời gian qua là do độc tố mạnh.

Vietnamnet

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm