| Hotline: 0983.970.780

Ngành thủy lợi phải tạo đột phá trong năm 2024

Thứ Năm 21/12/2023 , 15:32 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Cục Thủy lợi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tạo những bước đột phá khi bước sang năm 2024.

Các công ty thủy nông là xương sống của thủy lợi

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Cục Thủy lợi tiếp tục rà soát, lập hồ sơ báo cáo sửa đổi Luật Thủy lợi. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính để ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 96 “Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi” trong khoảng 6 tháng đầu năm 2024. Tập trung xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành và rà soát tác động của các luật khác tới lĩnh vực thủy lợi để điều chỉnh luật, thông tư, nghị định cho phù hợp với thực tế.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, hệ thống các công ty thủy nông là xương sống của ngành. Ảnh: Quang Dũng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh, hệ thống các công ty thủy nông là xương sống của ngành. Ảnh: Quang Dũng.

Đồng thời, tập trung triển khai quy hoạch, giám sát quá trình thực hiện và tham gia cùng các địa phương trong vấn đề quy hoạch về thủy lợi, phòng chống thiên tai. Cùng với đó là tiếp tục làm quy hoạch thủy lợi các lưu vực sông.

Đơn vị cũng cần rà soát và thực hiện có hiệu quả kết luận tại Hội nghị về công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi năm 2023. “Hệ thống các công ty thủy nông là xương sống của ngành, có hồ đập mà không khai thác được thì chẳng để làm gì. Cần có giải pháp cùng với địa phương để khẳng định vai trò, vị thế và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi đa mục tiêu. Đồng thời, phải nâng cao đời sống của cán bộ chứ không thể để cứ 3 - 4 triệu mãi như thế được”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đề nghị Cục Thủy lợi tập trung triển khai có hiệu quả Kết luận số 36 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó cần tạo bước đột phá và mang tính dấu ấn, chẳng hạn như tính toán xây đập dâng trên sông Hồng; giải quyết dứt điểm vấn đề môi trường nước ở Bắc Hưng Hải hay các điểm cực hạn về nguồn nước…

Bên cạnh đó, Cục cần sử dụng có hiệu quả vốn hành chính sự nghiệp để thực hiện các dự báo chuyên ngành mang tính dài hơi; tạo bước đột phá trong vấn đề nước sạch nông thôn. Bởi, thực tế hiện nay có tới 60% công trình nước sạch nông thôn không phát huy hiệu quả. Đây là bài toàn cần giải quyết dứt điểm cả trong đầu tư cũng như quản lý, sử dụng.

Tiết kiệm hàng tỷ m3 nước

Theo báo cáo của Cục Thủy lợi tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 diễn ra sáng 21/12, thực hiện Nghị định 105 của Chính phủ, từ đầu năm 2023, đơn vị đã chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Quyết định số 515 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục. Sắp xếp, tổ chức 13 đơn vị thuộc Cục và ban hành chức năng, nhiệm vụ, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các đơn vị. Đến tháng 5/2023, đã hoàn thành công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ.

Ông Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng Cục Thủy lợi phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Ảnh: Quang Dũng.

Ông Nguyễn Tùng Phong, Cục trưởng Cục Thủy lợi phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Ảnh: Quang Dũng.

Cục Thủy lợi đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng kế hoạch điều tiết các hồ chứa thủy điện phục vụ phòng, chống thiếu nước, hạn hán. Riêng khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, vụ đông xuân 2022-2023 đã cấp nước tưới cho 498.359 ha lúa, với tổng lượng xả 2 đợt (12 ngày) là 3,62 tỷ m3, ít hơn những năm trước 1 đợt, thấp hơn khoảng 1,14 tỷ m3 so với tổng lượng nước xả dự kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tương đương giảm 24% so với dự kiến) và thấp hơn so với những năm trước từ 0,6 đến 1,52 tỷ m3 nước.

Ông Nguyễn Tùng Phong - Cục trưởng Cục Thủy lợi cho biết, tính đến hết tháng 12/2023, trên cơ sở dự báo tình hình nguồn nước, mưa, lũ, với việc chỉ đạo vận hành công trình thủy lợi hợp lý, ước diện tích lúa được tưới năm 2023 là gần 6,9 triệu ha. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi cũng đã tích cực vận hành công trình thủy lợi tiêu úng và không để xảy ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Tính đến nay, không có diện tích thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Về công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, Cục Thủy lợi thường xuyên rà soát hiện trạng của 6.750 đập, hồ chứa thủy lợi tại 45 tỉnh và tổng hợp, báo cáo Bộ kết quả kiểm tra hiện trạng đập, hồ chứa nước trước mùa mưa lũ năm 2023, đặc biệt là danh mục 337 đập, hồ chứa thủy lợi hư hỏng nặng có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa, lũ; các công trình đập, hồ chứa nước sửa chữa nâng cấp phục vụ công tác phòng, chống thiên tai bảo đảm an toàn đập, hạ du hồ chứa.

Xem thêm
ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ôtô BMW tự bốc cháy khi đang đỗ

Khoảng 12h ngày 2/5, trên đường Ngô Thì Sỹ, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông một chiếc ôtô nhãn hiệu BMW đỗ ven đường đột nhiên bốc cháy dữ dội.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.