| Hotline: 0983.970.780

Ngày chậm tiến độ cuối cùng của đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội

Thứ Tư 07/08/2024 , 13:43 (GMT+7)

Người dân Thủ đô đang đếm ngược đợi sang thời khắc 8h00 ngày mai (8/8), tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Cầu Giấy sẽ phải lăn bánh sau 14 lần trễ hẹn.

8h00 sáng ngày 8/8, đường sắt trên cao sẽ chính thức vận hành thương mại. Ảnh: Hữu Chánh.

8h00 sáng ngày 8/8, đường sắt trên cao sẽ chính thức vận hành thương mại. Ảnh: Hữu Chánh.

Theo kế hoạch, 8h00 ngày 8/8, Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) sẽ vận hành chính thức đoàn tàu thương mại đường sắt trên cao từ ga Nhổn (ga số 1) đến ga Cầu Giấy (ga số 8).

Tuyến đường trên cao vận hành dịp này có chiều dài 8,5km gồm 9 nhà ga: Ga Nhổn - ga Minh Khai - ga Phú Diễn - ga Cầu Diễn - ga Lê Đức Thọ - ga Đại học Quốc gia - ga Chùa Hà - ga Cầu Giấy.

Thời gian vận hành từ 5h30’ - 22h; tần suất 10 phút/chuyến tại tất cả các ga trên cao.

Trong 15 ngày đầu tiên, MRB sẽ vận hành thương mại miễn phí để người dân trải nghiệm.

Với 4km đoạn ngầm còn lại (từ ga S9 đến S12) bao gồm cả đoạn hạ ngầm sau ga S8 đến ga S9, tiến độ tổng thể đạt 43,5%. Theo kế hoạch, việc khoan và lắp dựng hầm sẽ hoàn thành vào tháng 11/2025. Toàn bộ phần ngầm của dự án sẽ xong vào tháng 12/2027.

Lộ trình của toàn tuyến gồm: Điểm đầu Nhổn - theo quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - nút giao với vành đai 3 - Cầu Giấy (nút giao với vành đai 2) - Kim Mã - Cát Linh - Quốc Tử Giám - ga Hà Nội (đường Trần Hưng Đạo).

 
11h sáng 7/8, người của MRB vẫn kiểm tra thực địa tại ga Cầu Diễn. Ảnh: Kiên Trung.

11h sáng 7/8, người của MRB vẫn kiểm tra thực địa tại ga Cầu Diễn. Ảnh: Kiên Trung.

Dự án khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng sau nhiều lần lùi tiến độ, đoạn trên cao chạy thương mại từ tháng 8, toàn tuyến hoàn thành năm 2027.

Trước đó, ngày 6/8, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra thực tế dự án trước 2 ngày tàu lăn bánh.

Ngày hôm nay, 7/8, là ngày chậm tiến độ cuối cùng của dự án này. Từ 9h sáng, MRB đã huy động công nhân triển khai công tác dọn dẹp vệ sinh từ ga S1 đến ga S8 chuẩn bị cho sự kiện vận hành.

Hành khách lên nhà ga có thể di chuyển bằng cầu thang bộ, cấu thang cuốn hoặc thang máy thiết kế ngày khu vực xung quanh mỗi ga. Ảnh: K.Trung.

Hành khách lên nhà ga có thể di chuyển bằng cầu thang bộ, cấu thang cuốn hoặc thang máy thiết kế ngày khu vực xung quanh mỗi ga. Ảnh: K.Trung.

Tìm hiểu thực tế của Báo Nông nghiệp Việt Nam, tại các nhà ga của tuyến trên cao, công nhân đã dọn dẹp vệ sinh khá sạch sẽ. Khu vực xung quanh các nhà ga, gầm cầu thang lên xuống… trước đó là điểm trú chân của các hàng quán vỉa hè, trà đá, tập kết rác thải tự phát… trong sáng 7/8 cơ bản đã được dọn dẹp, di dời.

Theo thiết kế, mỗi nhà ga có 2 điểm đón khách lên xuống ở hai đầu nhà ga; mỗi điểm lên xuống hành khách có 3 lựa chọn: cầu thang máy, cầu thang bộ và cầu thang cuốn có mái che ngoài trời.

Nhà ga trước cổng Đại học Quốc gia Hà Nội...

Nhà ga trước cổng Đại học Quốc gia Hà Nội...

Khu vực phòng chờ lên tàu tại nhà ga trên cao Lê Đức Thọ.

Khu vực phòng chờ lên tàu tại nhà ga trên cao Lê Đức Thọ.

Bảng chỉ dẫn ga đi - ga đến tại ga Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bảng chỉ dẫn ga đi - ga đến tại ga Đại học Quốc gia Hà Nội.

 
Cầu thang bộ đã được công nhân dọn dẹp khá sạch sẽ chuẩn bị cho chuyến tàu thương mại chính thức đầu tiên sẽ lăn bánh vào lúc 8h00 ngày 8/8. Ảnh: Kiên Trung.

Cầu thang bộ đã được công nhân dọn dẹp khá sạch sẽ chuẩn bị cho chuyến tàu thương mại chính thức đầu tiên sẽ lăn bánh vào lúc 8h00 ngày 8/8. Ảnh: Kiên Trung.

Tại ga số 3 (ga Phú Diễn), 11h hôm nay, các chuyên gia và cán bộ chuyên môn của MRB vẫn thực hiện công tác kiểm tra.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít hình ảnh "rác" chưa được hoàn thiện tại các nhà ga, dù thời gian chuyến tàu thương mại đầu tiên sẽ chính thức lăn bánh chỉ còn tính theo giờ.

Rác xả bừa bãi, chưa được dọn dẹp ở chân thang cuốn của nhà ga Đại học Quốc gia Hà Nội.

Rác xả bừa bãi, chưa được dọn dẹp ở chân thang cuốn của nhà ga Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thành cầu thang cuốn bị bong nhưng chưa được sửa chữa.

Thành cầu thang cuốn bị bong nhưng chưa được sửa chữa.

Tại ga Lê Đức Thọ, một tấm bạt che thang cuốn rách nát vì thời gian dự án chậm tiến độ, lùi ngày vận hành quá dài...

Tại ga Lê Đức Thọ, một tấm bạt che thang cuốn rách nát vì thời gian dự án chậm tiến độ, lùi ngày vận hành quá dài...

Một chiếc bạt che thang cuốn tại Ga Cầu Diễn chưa được dọn dẹp.

Một chiếc bạt che thang cuốn tại Ga Cầu Diễn chưa được dọn dẹp.

Tương tự, hình ảnh nhếch nhác tại ga Phú Diễn.

Tương tự, hình ảnh nhếch nhác tại ga Phú Diễn.

Biển quảng cáo của hộ kinh doanh chiếm dụng cầu thang bộ của Ga Cầu Diễn. Ảnh: Kiên Trung.

Biển quảng cáo của hộ kinh doanh chiếm dụng cầu thang bộ của Ga Cầu Diễn. Ảnh: Kiên Trung.

Theo MRB, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội vận hành 10 đoàn tàu liên tục trên đường sắt khổ tiêu chuẩn 1.435mm, sử dụng công nghệ hàn liền đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung và lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu.

Mỗi đoàn tàu có 4 toa do Alstom (Pháp) sản xuất, sử dụng động lực phân tán với động cơ đặt dưới gầm tàu, chạy bằng điện công suất 750V DC được cấp ở đường ray thứ ba để đảm bảo tính an toàn, tính ổn định và mỹ quan đô thị, theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới.

Vỏ tàu được làm bằng hợp kim nhôm có trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, được chế tạo tại Pháp. Mỗi toa tàu ở cả hai tuyến đều có chiều dài trung bình 20m, chiều cao và chiều rộng lần lượt là 3,69m và 2,7m. Có 8 cửa trong đó 4 cửa ra vào ở mỗi bên thân toa, độ rộng cửa hơn 1,4m.

Trên tàu có đủ điều hòa, loa phát thanh, hệ thống camera quan sát, tay nắm đứng bằng đai cao su mềm và nhiều trang bị khác. Bên trong có chỗ dành riêng cho xe lăn, chỗ cho người cao tuổi. Các hàng ghế được làm bằng chất liệu composite, tăng sự thoải mái cho hành khách trong quá trình di chuyển và tránh được cảm giác lạnh vào mùa đông.

Do có thiết kế ga ngầm nên đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được trang bị đèn LED tự động điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp khi đi vào đoạn ngầm. Mỗi đoàn tàu có khả năng chở từ 944 - 1.124 người. Vận tốc tối đa đạt 80km/h, vận tốc khai thác trung bình là 35km/h.

Cùng với 10 đoàn tàu, Alstom còn cung cấp hệ thống tín hiệu điều khiển chạy tàu dựa trên thông tin (CBTC) cho đường sắt Nhổn - ga Hà Nội. Đây là công nghệ hiện đại đang được áp dụng rộng rãi ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan...

Khu ga Depot bảo dưỡng các toa tàu tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội hoàn toàn độc lập trên cơ sở các trang thiết bị được cung ứng từ châu Âu. Cùng đó, đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được trang bị công nghệ rửa tàu tự động của Pháp, quá trình làm sạch toàn bộ tàu chỉ diễn ra trong 3 phút.

Xem thêm
Phải đổi mới tư duy, phải 'cởi trói', phải quyết đoán, phải bứt phá, phải vượt lên chính mình

Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực.

Lần đầu tiên giống lúa OM34 được đưa ra đấu giá chuyển giao quyền sử dụng

Cần Thơ Viện Lúa ĐBSCL tổ chức đấu giá thành công, ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống lúa thuần OM34, nhằm minh bạch quy trình, hài hòa lợi ích các bên.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trở lại Mường Nhé, cực Tây Tổ quốc

Mường Nhé, cực Tây Tổ quốc hôm nay vẫn còn gian khó nhưng thấm đẫm tình đất, tình người, tình đoàn kết của đồng bào miền xuôi và miền ngược.