| Hotline: 0983.970.780

Ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12: Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa

Thứ Ba 26/11/2024 , 11:07 (GMT+7)

Ngay sau khi được thành lập (24/10/1945), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua 'Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền' vào ngày 10/12/1948.

Vì sao ngày 10 tháng 12 là Ngày Nhân quyền Quốc tế?

Những hậu quả mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai gây ra đã thức tỉnh nhân loại về một nhiệm vụ chung là bảo vệ hòa bình, tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và quyền con người, đây được xem là một nhu cầu cấp bách của cộng đồng quốc tế.

Vì vậy, ngay sau khi được thành lập (24/10/1945), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền” vào ngày 10/12/1948.

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua 'Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người' tại Palais de Chaillot (Paris, Pháp) vào ngày 10/12/1948 - Ảnh: AFP.

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người” tại Palais de Chaillot (Paris, Pháp) vào ngày 10/12/1948 - Ảnh: AFP.

Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.

Bản Tuyên ngôn, với 30 điều khoản ngắn gọn, rất hữu ích và tiện lợi cho mục đích giáo dục nhân quyền. Đến năm 1950, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 423 (V), tại phiên họp thứ 317, chính thức kêu gọi mọi quốc gia thành viên và các tổ chức quan tâm kỷ niệm ngày 10 tháng 12 ngày Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Day) bằng các phương thức khác nhau.

Hằng năm, ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12 được kỷ niệm ở nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới. Nhân ngày này, nhiều tổ chức và các cá nhân bảo vệ nhân quyền cũng thường ra tuyên bố, thông cáo trình bày quan điểm.

Ý nghĩa của ngày Nhân quyền tại Việt Nam

Ở Việt Nam, các nguyên tắc và giá trị về quyền con người, về tự do, dân chủ đã được quy định và thể hiện ngay trong bản Hiến pháp năm 1946 - trước khi Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế được thông qua năm 1948. Tuy nhiên, trong các bản Hiến pháp sau này, từ Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã quy định và thể hiện rõ nét hơn các nguyên tắc và giá trị phổ quát về quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009) và thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Đó là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người.

Về mặt nhân quyền, mọi người đều có quyền sống, quyền bình đẳng và nhân phẩm.

Về mặt nhân quyền, mọi người đều có quyền sống, quyền bình đẳng và nhân phẩm.

Ngày 2/9/1945, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước cuộc mít tinh lớn của hàng chục vạn nhân dân Thủ đô thuộc đủ các tầng lớp, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, công bố với toàn thể quốc dân và nhân dân thế giới rằng: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời.

Trong phần cuối, bản Tuyên ngôn khẳng định quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam, được hưởng nền độc lập do tự mình giành lấy từ tay Nhật: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập!”.

Bản Tuyên ngôn đồng thời khẳng định ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho ban bố một loạt chính sách để thực thi các quyền tự do, dân chủ đã nêu trong Tuyên ngôn. Việc tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa 1 và Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 là sự cụ thể hóa vấn đề nhân quyền, dân quyền đã từng được nhắc tới trong Tuyên ngôn độc lập.

Ở Việt Nam, các nguyên tắc và giá trị về quyền con người, về tự do, dân chủ đã được quy định và thể hiện ngay trong bản Hiến pháp năm 1946 - trước khi Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế được thông qua năm 1948. Tuy nhiên, trong các bản Hiến pháp sau này, từ Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và đặc biệt là Hiến pháp năm 2013 đã quy định và thể hiện rõ nét hơn các nguyên tắc và giá trị phổ quát về quyền con người được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009) và thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Đó là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người.

Tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ trước tới nay. Từ ngày thành lập nước đến nay, chúng ta đã tham gia đầy đủ các hoạt động bảo vệ nhân quyền do Liên hợp quốc và các Tổ chức quốc tế như: Tham gia ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em; chăm sóc bảo vệ người cao tuổi; tham gia tích cực các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sinh thái, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc...

Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Theo đó, những tiêu chuẩn về quyền con người càng được củng cố và phát triển, đời sống của người dân ngày càng thay đổi và được nâng cao.

Xem thêm
Thủ tướng thăm Lào, chủ trì kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ

Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, thể hiện mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Tuyên Quang tăng 4%

Năm 2024, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản của tỉnh Tuyên Quang ước đạt trên 11.252 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Về xứ Tuyên ở nhà trên núi

Nông thôn xứ Tuyên đang dần tìm lại bóng dáng làng xưa với niềm tự hào kiêu hãnh, cũng bởi lẽ đó nhiều khách phương xa muốn tìm về!