| Hotline: 0983.970.780

Nghệ An nói không với sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên

Thứ Ba 31/05/2022 , 15:10 (GMT+7)

Ngày 30/5, Sở NN-PTNT tỉnh Nghệ An tổ chức sự kiện khởi động chuỗi chương trình “nói không với sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên".

Sự kiện 'không sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên' là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực của ngành lâm nghiệp. Ảnh: VK.

Sự kiện "không sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên" là hoạt động mang ý nghĩa thiết thực của ngành lâm nghiệp. Ảnh: VK.

Chuỗi chương trình là chủ trương mang tính chiến lược trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã.

Chủ trì sự kiện, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định tầm quan trọng của việc không sử dụng động vật hoang dã. Ảnh: VK.

Chủ trì sự kiện, ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định tầm quan trọng của việc không sử dụng động vật hoang dã. Ảnh: VK.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm nhấn mạnh: “Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất cả nước. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên được Nhà nước ban hành đầy đủ, tuy nhiên việc thực hiện công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị, địa phương có lúc, có nơi còn hạn chế.

Tình trạng vi phạm các quy định về quản lý ĐVHD trong một số bộ phận nhân dân vẫn còn diễn ra, hy vọng hội thảo lần này sẽ tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp, tư tưởng đột phá thiết thực trong công tác phối hợp liên ngành để làm tốt hơn công tác bảo tồn ĐVHD”.

Đại biểu chia sẻ thông tin tại sự kiện quan trọng này.

Đại biểu chia sẻ thông tin tại sự kiện quan trọng này.

Đại diện Vườn Quốc gia Pù Mát, Giám đốc Trần Xuân Cường thông tin, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam hợp tác với vườn từ năm 2018, qua đó cứu hộ gần 500 cá thể động vật tịch thu từ buôn bán trái phép, thành lập và vận hành Nhóm Bảo vệ rừng với 16 thành viên nhằm thúc đẩy và tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng. Trung tâm cũng áp dụng các chương trình nâng cao nhận thức và giảm cầu tiếp cận tới 100.000 người dân vùng đệm, cùng các hoạt động nghiên cứu xã hội và hoạt động nghiên cứu thực địa cũng đã được triển khai liên tục:

“Quá trình phối hợp chặt chẽ giúp cải thiện rõ rệt công tác tuần tra Bảo vệ rừng và việc thực thi pháp luật ở VQG Pù Mát, các hoạt động săn bắt trái phép giảm 80%, thống kê từ bẫy ảnh cũng ghi nhận sự phục hồi tích cực của các quần thể động vật hoang dã, bao gồm nhiều loài quý hiếm”.

Các đại biểu nhất trí cao với 9 nội dung, kế hoạch thực hiện và hưởng ứng chuỗi hoạt động từ chối các sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.

Các đại biểu nhất trí cao với 9 nội dung, kế hoạch thực hiện và hưởng ứng chuỗi hoạt động từ chối các sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.

Tại sự kiện, 50 đại biểu được quán triệt tinh thần và nhất trí với 9 nội dung, kế hoạch thực hiện và hưởng ứng chuỗi hoạt động từ chối các sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép.

Cùng ngày, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (Save Vietnam’s Wildlife - SVW) đã tổ chức Hội thảo “Tăng cường hợp tác liên ngành trong việc chống săn bắn, buôn bán, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Đây là chương trình quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả, qua đó đẩy mạnh quá trình phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trên địa bàn nhằm thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn ĐVHD, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi săn bắn, buôn bán, tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc tự nhiên.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế về tỉnh Gia Lai

Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) đã đề nghị một số địa phương nộp hơn 57 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.