| Hotline: 0983.970.780

Nghề dệt thổ cẩm ở làng homestay

Thứ Sáu 21/10/2022 , 18:29 (GMT+7)

Tại các làng homestay ở huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) có những sản phẩm thổ cẩm thật đẹp, thổ cẩm là một trong những nét văn hóa nổi bật đặc trưng của người vùng cao.

z3703494640329_29b1da050a143cc604e4270165754639

Nghề dệt thổ cẩm đang dần sống lại cùng với du lịch cộng đồng ở Lâm Bình. Ảnh: Đào Thanh.

Ở làng homestay Nặm Đíp, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình đang khôi phục mạnh mẽ nghề dệt thổ cẩm. Trước đây các hộ gia đình người dân tộc Tày ở xã Lăng Can nhà nào cũng tự đóng cho gia đình một chiếc khung cửi để dệt nên những tấm vải thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Từ các sản phẩm thổ cẩm đó người dân dùng để làm váy, áo, làm chăn, gối...

Theo những người già ở bản làng nơi đây thì trước khi đi lấy chồng người con gái Tày phải biết thêu, dệt được những tấm chăn thổ cẩm để làm quà cưới biếu cha, mẹ, người thân bên nhà chồng. Nguyên liệu chính để dệt vải là bông. Bông sau khi thu hoạch về được nhặt sạch phơi khô. Múi bông sau khi tách, dùng cung bật bông rồi mới ép thành con để kéo sợi. Kéo sợi phải thật đều tay để sợi chỉ đều, đẹp, mịn.

Sau công đoạn kéo sợi, người ta nấu cháo bằng gạo dẻo, khi nước cháo sền sệt thì cho sợi vào hồ để sợi được mềm mại. Các thiếu nữ Tày đến tuổi lên 10 đã bắt đầu có mảnh nương riêng của mình để trồng bông, được mẹ dạy se sợi, dệt vải, may quần áo, chăn màn dùng hằng ngày và chuẩn bị để đem theo lúc về nhà chồng.

z3703494641970_2967f38e99a223eb425977c9be97f2aa

Phụ nữ vùng cao trước khi về nhà chồng đều được hướng dẫn cách làm ra sản phẩm thổ cẩm đẹp mắt, tinh xảo. Ảnh: Đào Thanh.

 Ngày nay xã hội ngày càng phát triển trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăn, váy, áo phong phú, hiện đại, giá hợp lý khiến nghề dệt thổ cẩm của người Tày một số năm bị mai một. Thế nhưng mấy năm gần đây, du lịch cộng đồng phát triển mạnh, để lưu giữ giới thiệu nét riêng trong văn hóa bản địa của dân tộc mình, nghề dệt thổ cẩm ở Lâm Bình dần được sống lại.

Chị Hỏa Thị Nguyệt, người dân thôn thôn Nặm Đíp, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình cho biết, hiện nay trong thôn có 10 hộ gia đình còn giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống và vẫn thường xuyên dệt nên những tấm vải thổ cẩm để làm quà cho khách du lịch khi đến với địa phương.

Những năm trở lại đây, du lịch ở huyện Lâm Bình đã có sự phát triển nên bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây cũng được du khách ưa thích tìm hiểu và trải nghiệm như nghề đan lát, nghề thêu, nghề dệt vải thổ cẩm...

Phát triển nghề dệt thổ cẩm bản địa gắn với du lịch cộng đồng hiện nay các hộ dân ở xã Lăng Can đã thành lập HTX thổ cẩm Lâm Bình. Hiện HTX được các cơ sở lưu trú, homestay, cửa hàng đặt hàng sản phẩm thổ cẩm, trong đó chủ yếu là các sản phẩm khăn, vỏ gối, vỏ chăn thổ cẩm... Tùy từng sản phẩm người làm nghề dệt thu lãi từ 200 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/sản phẩm. Trung bình mỗi tháng, các thành viên trong HTX làm được từ 15 đến 20 sản phẩm bán ra thị trường và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Bà Phùng Thị Tâm, ở xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình gắn bó và sống với nghề dệt thổ cẩm mấy chục năm nay. Là người phụ nữ Dao đỏ được cho là có đôi tay tài hoa khéo léo nhất xã nên bà Tâm thường được các gia đình có con gái gửi đến học đường thêu mũi chỉ; hướng dẫn cách làm trang phục đẹp để chuẩn bị về nhà chồng.

Bà Tâm cho biết, để thêu được một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ hoàn chỉnh, phải mất mấy tháng trời. Từ chiếc khăn đội đầu, áo, yếm đến dây thắt lưng… đều được thêu bởi những họa tiết, hoa văn mô phỏng hình cỏ cây, hoa lá, con vật gần gũi với cuộc sống của người dân như hình quả trám, hình cây thông, hình chữ thập... Theo quan niệm của người Dao đỏ, ẩn sâu trong mỗi đường nét, hoa văn, màu sắc là những quan niệm về thế giới tự nhiên, xã hội, phản ánh chân thực, sinh động đời sống văn hóa, tín ngưỡng và lao động sản xuất.

Việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền của các dân tộc ở Lâm Bình mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương này.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình cho biết, để các sản phẩm thổ cẩm truyền thống có thể vươn xa tới nhiều thị trường trong và ngoài tỉnh, các năm gần đây, chính quyền địa phương đã có những chính sách đầu tư, khuyến khích vận động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện; đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm gắn với phát triển du lịch, phát triển các làng homestay qua đó góp phần tôn vinh vẻ đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.