| Hotline: 0983.970.780

Nghịch lý mua, bán chịu VTNN: Tại cả anh, cả ả!

Thứ Sáu 04/06/2010 , 10:00 (GMT+7)

NNVN số ra ngày 1/6 có bài: Công bố “kỳ lạ” của ĐH An Giang: Đại lý thích…bán chịu. Bài báo đã gây “sửng sốt” cho nhiều người. Và NNVN tiếp tục tìm hiểu vấn đề này.

Chi phí VTNN chiếm tới trên 40% sản xuất của nông dân, nếu mua chịu thì con số này con cao hơn nhiều

NNVN số ra ngày 1/6 có bài: Công bố “kỳ lạ” của ĐH An Giang: Đại lý thích…bán chịu. Bài báo đã gây “sửng sốt” cho nhiều người. Và NNVN tiếp tục tìm hiểu vấn đề này.

Thông thường, chẳng ai thích mình mang nợ và cũng chẳng nhà buôn nào lại muốn "thả gà ra đuổi" bằng cách bán chịu 3- 4 tháng mới thu hồi vốn. Thế nhưng, ở ĐBSCL lại đang tồn tại một nghịch lý: cả đại lý và nông dân đều thích mua chịu, bán chịu VTNN. Đã thành thông lệ, cứ sau mỗi vụ lúa, nhiều nông dân ĐBSCL lại lo bán lúa để có tiền trang trải chi phí đầu tư, công thu hoạcch. Trong đó có một khoản không nhỏ trả nợ tiền mua thiếu phân bón, thuốc BVTV cho các đại lý. Để rồi sau đó, đến khi vào vụ tiếp theo lại lặp lại điệp khúc cũ- “mua chịu đến mùa”. Tất nhiên đã mua chịu thì phải chấp nhận giá cao và thêm tiền lãi.

Tiếp xúc với các chủ đại lý, ai cũng than phiền buôn bán VTNN bây giờ mà ít vốn thì chỉ có cách dẹp tiệp sớm. Lý do đơn giản là phải bán bán gối đầu cho nông dân (trả tiền vụ trước mua thiếu vụ sau), mất 3- 4 tháng mới thu hồi được vốn. Nhưng thực ra, bán thiếu tới mùa lại là chiêu “móc túi” nông dân của các đại lý. Bà Ngô Thị Sen, chủ đại lý bán VTNN ở ấp 3, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết: “Làm nghề buôn bán VTNN phục vụ nông dân, kiếm được đồng lời cũng chẳng dễ, bởi có đến có 90% nông đến đại lý mua phân bón, thuốc BVTV đều là ký sổ. Mà vốn kinh doanh phần lớn là vay ngân hàng, buộc lòng chúng tôi phải tính lãi mới tồn tại được”.

Mức lãi mà các đại lý đưa ra thường từ cao hơn lãi ngân hàng, thấp nhất cũng 4- 5%/3 tháng. Nếu sau 3 tháng nông dân chưa đến thanh toán cho các đại lý thì lãi suất sẽ tăng gấp đôi. Bà Sen nói thêm, mở đại lý bán VTNN bây giờ mà chỉ tính chuyện “tiền trao cháo múc” là không thể được, nông dân bỏ sang đại lý khác mua ngay. Nói thì nói vậy nhưng nông dân muốn bỏ đại lý cũng không phải dễ. Vì nếu không quen biết thì đừng hòng mua chịu được. Lão nông Trần Thanh Ngoan, ở xã Hỏa Lựu (Vị Thanh, Hậu Giang) cho biết, nông dân muốn mua thiếu VTNN ở một đại lý khác thì phải có người quen uy tín (đã từng mua và trả tiền sòng phẳng) giới thiệu.

Ông Nguyễn Văn Tuội – Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú (An Giang) trăn trở, hiện không ít nông dân khi đã có vốn trong tay hoặc vay được vốn ở ngân hàng vẫn giữ thói quen mua chịu VTNN. Còn số tiền đang có họ giữ lại sử dụng trang trải cuộc sống gia đình như xây nhà, sắm sửa phương tiện đi lại, nghe nhìn. Vì họ suy nghĩ khá đơn giản, chỉ 3 tháng sau là đến vụ có lúa mới, bán có tiền trả nợ cho đại lý, có chịu thêm ít tiền lãi cũng chẳng sao.

Ông Võ Kinh Kha - Phó phòng NN-PTNT Giồng Riềng (Kiên Giang) cho biết, gần như việc mua chịu VTNN đối với nông dân đã trở thành thói quen, họ ít nghĩ tới việc tích lũy hay tìm cách kiếm tiền để mua. Vì vậy, cứ tới cuối mùa, ngoài phần lúa để làm giống, dự trữ ăn coi như nông dân trắng tay. Nhất là vụ HT, chi phí phân bón, thuốc BVTV tăng lên, trong khi lúa năng suất thấp nên gần như lợi nhuận đều rơi vào tay các đại lý VTNN.

Đó là chưa kể, nếu đã đi mà quay lại chỗ cũ nhiều khi chủ đại lý không thèm bán nữa. Do đó, nông dân sợ không dám bỏ đại lý đi và cũng không dám thiếu dai. Như vậy, dù là bán thiếu không cần thế chấp nhưng coi như đại lý đã nắm đằng chuôi. Lý do đại lý thích bán thiếu cho nông dân thì đã rõ, đó là vì lợi nhuận cao hơn nhiều so với thu tiền tươi thóc thật. Vậy vì lý do gì nông dân chấp nhận mua chịu để rồi bị móc túi? Lý do chính là họ không có vốn, trong khi đó để tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp, thủ tục rườm rà. Còn ra các đại lý quen chỉ cần chìa sổ ra (đại lý thường cấp cho nông dân sổ mua chịu) là có ngay phân bón, thuốc BVTV.

Anh Nguyễn Văn Mến, ở xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) cầm sổ đến đại lý Út Hiền gần nhà mua chịu VTNN cho biết: "Vụ HT này tôi làm 2 ha, lúa đang giai đoạn trổ đều. Đành phải ra đây ghi thêm vài mặt hàng vào sổ nợ như thuốc dưỡng và phân N-P- K đem về phun, bón rước hạt lần cuối cho lúa có năng suất. Đa phần nông dân tụi tôi phải đến các đại lý VTNN mua thiếu. Sau đó đến cuối vụ mới thanh toán một lần cả tiền hàng lẫn tiền lãi, cũng khoảng 15 -20 triệu đồng".

Ông Trương Văn Bảy, chủ đại lý kinh doanh phân bón cấp III ở xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) cho biết: “Từ khi cây lúa ở ĐBSCL tăng từ 2 vụ lên 3 vụ/năm thì nhiều đại lý VTNN mọc lên theo, vì ngành này không sợ ế ẩm. Các đại lý mới ra thường cạnh tranh nhau bằng cách bán nợ cho nông dân để câu khách. Từ đó thành thói quen, nông dân cứ đến đại lý là chìa sổ ra mua chịu đến vụ mới thanh toán”.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên

Chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương Nam Trung bộ - Tây Nguyên 2024 sẽ được tổ chức tại TP Nha Trang từ ngày 23 – 24/5.

Bình luận mới nhất