| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân nuôi cá lồng trên vịnh Cát Bà khá giả

Thứ Năm 14/11/2019 , 09:31 (GMT+7)

Cát Bà và Thủy Nguyên được xem là 2 nơi nuôi cá lồng bè lớn của Hải Phòng. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên việc nuôi cá lồng cung cấp cho thị trường trong nước và bán sang Trung Quốc mang lại cuộc sống khấm khá, ấm no.

Tại Vịnh Cát Bà, huyện Cát Hải hiện nay có khoảng 10.000 lồng, bè với khoảng trên 400 hộ dân tham gia nuôi, thả cá lồng. Nhờ vậy mà nhiều người có của ăn của để, trong đó, có hộ mỗi năm trừ chi phí lãi khoảng 500-700 triệu đồng.

Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú nên chất lượng cá nuôi ở đây rất tốt, được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, các loài cá có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như song chấm, song loại… ngày càng ít đi, người dân chuyển dần sang các loài cá cho năng suất cao như cá song lai, cá vược hoặc các loại cá tạp…

Vịnh Cát Bà có khoảng 10.000 lồng cá, với hơn 400 hộ tham gia nuôi cá. Những người nuôi cá lồng, bè trên vịnh Cát Bà ăn ở sinh hoạt luôn trên bè. Những vấn đề thiết yếu như điện, sóng điện thoại…. đều có đầy đủ. Có những người ở cả năm trời, tết nhất mới về nhà
Gia đình ông Đinh Như Đang là 1 trong những hộ nuôi cá lồng số lượng lớn nhất tại Cát Bà. Phụ giúp việc nuôi cá cho ông Đang từ 6-7 người. Mỗi năm lượng cá gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 15 tấn. Sau khi trừ các chi phí gia đình ông Đang vẫn lãi từ 500-700 triệu đồng/1 năm
Theo ông Đang, tuy nuôi nhiều cá nhưng loài cá có thể xuất khẩu sang Trung Quốc khá ít như cá song chấm, cá song loại…  Với cá song chấm, hiện tại ngư dân chưa gây được giống, kích thước bé hơn loại cá song khác và thường chậm lớn
Thương lái Trung Quốc mua cá song chấm cũng rất kĩ tính. Thường chỉ mua loại từ 0,5-1kg. Lớn hơn họ thường không mua hoặc mua giá rẻ. Hiện tại, người dân nuôi loài cá này ngày càng ít dần. Hộ nuôi nhiều cá như gia đình ông Đang cũng chỉ nuôi khoảng 2 tấn cá song chấm
Cá song xuất bán sang thị trường Trung Quốc thường được người dân Cát Bà đem trực tiếp sang Trung Quốc để bán. Hoặc cũng có thương lái sang tận Bãi Cháy (Quảng Ninh) để thu mua
Hiện nay, người dân nuôi cá lồng, bè ở Cát Bà dần chuyển sang các loại cá khác như: song lai, cá vược hoặc các loại cá tạp. Cá song lai thường lớn nhanh, trọng lượng có thể lên đến vài chục kg. Loài cá này chưa thể xuất khẩu nhưng giá cả cũng khá cao, từ 200-400 nghìn đồng/1kg
Lưới dùng để nuôi cá biển lồng bè của người dân bình thường rất nhanh bám các chất cặn bã, thức ăn thừa của cá, chất phù du, rong rêu có trong nước, nên những người nuôi cá phải thường xuyên thay lưới và giặt rửa lưới cho sạch
Nuôi cá bán sang thị trường Trung Quốc hoặc cung cấp trong nước mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Tuy nhiên do mật độ dày, lượng thức ăn dư thừa từ các lồng cá và trực tiếp từ con người (trên 1.000 người sống trực tiếp trên vịnh) rất lớn. TP Hải Phòng đã có chủ trương đưa giảm lồng bè trên vịnh tuy nhiên chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Xem thêm
Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024

Nâng cao vị thế cho ‘vàng xanh’ của Việt Nam. Xử lý dứt điểm tàu cá ‘3 không’ trước ngày 20/11/2024. Giá đậu tương giảm, người chăn nuôi hưởng lợi. Giá heo hơi tăng ở cả 3 miền.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Huyện biên giới Bù Đốp khởi sắc nhờ công trình thủy lợi 51 tỷ đồng

Bình Phước Là một huyện biên giới thuần nông, kinh tế Bù Đốp đã có nhiều thay đổi đáng kể nhờ sự đầu tư vào các công trình thủy lợi, đặc biệt là hồ đập Bù Tam.