| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân trúng đậm cá cơm đầu năm

Thứ Ba 20/02/2024 , 18:40 (GMT+7)

Sau 1 đêm ra khơi đánh bắt, nhiều tàu cá ở Quảng Ngãi thu về hàng chục đến hàng trăm triệu đồng nhờ trúng đậm luồng cá cơm.

Đầu năm mới, các tàu cá khai thác gần bờ ở Quảng Ngãi trúng đậm luồng cá cơm. Ảnh: L.K.

Đầu năm mới, các tàu cá khai thác gần bờ ở Quảng Ngãi trúng đậm luồng cá cơm. Ảnh: L.K.

Sau gần nửa tháng nghỉ Tết, những ngày qua, các tàu cá ở tỉnh Quảng Ngãi đã ra khơi đánh bắt trở lại. Thời điểm đầu năm mới, hoạt động đánh bắt của ngư dân khá thuận lợi, đặc biệt là các tàu cá nhỏ khai thác gần bờ khi trúng đậm cá cơm. Khắp các cảng cá ven biển của tỉnh này, từ sáng sớm đến giữa trưa, hàng trăm tàu cá đua nhau cập cảng với những khoang tàu đầy ắp, ngư dân trở về trong nụ cười rạng rỡ.

Tại cảng cá Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), một không khí nhộn nhịp với các hoạt động lên cá, bốc xếp lên các xe hàng đông lạnh để vận chuyển đi tiêu thụ huyên náo cả một vùng. Những chuyến ra khơi đầu năm thắng lợi càng khiến cho các chủ tàu và thuyền viên thêm phần phấn khởi. Ngư dân Võ Duy Linh chủ tàu QNg 09642TS vui mừng cho biết, tàu mình vừa trở về sau chuyến đánh bắt xuyên đêm, thu được 7 tấn cá cơm. Sau khi trừ chi phí, mỗi thuyền viên cũng có được vài triệu đồng.

Sau 1 đêm vươn khơi, trung bình mỗi tàu cá ở Quảng Ngãi đánh bắt được hàng tấn cá cơm, thu về từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Ảnh: L.K.

Sau 1 đêm vươn khơi, trung bình mỗi tàu cá ở Quảng Ngãi đánh bắt được hàng tấn cá cơm, thu về từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Ảnh: L.K.

Theo kinh nghiệm của người dân vùng biển Quảng Ngãi, bắt đầu từ cuối tháng Chạp là thời điểm vào vụ cá cơm. Loài cá này thường đi theo luồng, từng đàn lớn nên hầu hết các tàu đánh bắt đều bội thu. Thông thường, các tàu cá thường xuất bến vào cuối giờ chiều, ra cách bờ khoảng 10 – 15 hải lý và làm việc xuyên đêm đến sáng hôm sau sẽ trở về bờ để nhập cá cho thương lái. Công việc tuy vất vả nhưng hiệu quả cao nên ai nấy đều quên hết mệt mỏi.

Vừa nhập xong mẻ cá cho thương lái, ngư dân Trương Đình Thành, chủ tàu cá QNg 96299TS cho hay, đêm qua, anh và các thuyền viên trên tàu trúng đậm mẻ cá cơm ở cách đảo Lý Sơn khoảng tầm 2 hải lý. Tàu đánh bắt được hơn 7 tấn cá, thu về được gần 200 triệu đồng. “Sản lượng đánh bắt cao cùng với giá cá được thu mua ổn định nên hầu như tàu nào cũng có lãi. Mong rằng đây là tín hiệu vui báo hiệu mùa biển năm nay sẽ bội thu”, anh Thành chia sẻ.

Cá cơm ngoài nhập tươi cho thương lái thì một số được người dân để lại để phơi khô làm thực phẩm. Ảnh: L.K.

Cá cơm ngoài nhập tươi cho thương lái thì một số được người dân để lại để phơi khô làm thực phẩm. Ảnh: L.K.

Hiện tại, giá cá cơm đang được thương lái thu mua tại các cảng cá Quảng Ngãi ở mức 22.000 đồng/kg, tương đối cao so với trung bình nhiều năm. Qua ghi nhận, mỗi tàu cá trở về cảng đánh bắt được khoảng từ 7 - 10 tấn cá, có những tàu lên đến trên 15 tấn. Nhờ vậy, sau 1 đêm ra khơi, các tàu cá thu được từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Sau khi trừ tất cả các chi phí, mỗi thuyền viên có được thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, những ngày qua, thời tiết thuận lợi nên các tàu khai thác cá cơm vươn khơi đánh bắt khá hiệu quả, sản lượng cao. Bên cạnh đó, giá thu mua cá cơm cũng như các mặt hàng hải sản khác ổn định nên đã mang lại nguồn thu nhập tốt cho ngư dân địa phương. Đối với cá cơm, hầu hết được các thương lái tại địa phương thu mua để chế biến nước mắm hoặc nhập cho các tỉnh bạn, một số được phơi khô, đóng gói làm thực phẩm để chế biến các món ăn hàng ngày.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao

Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.