| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân ra khơi trúng ngay ‘lộc biển’ đầu năm

Thứ Sáu 16/02/2024 , 10:20 (GMT+7)

Bà Rịa-Vũng Tàu Sau Tết, nhiều phương tiện đánh bắt hải sản đã bắt đầu ra khơi mở biển đầu năm. Ai cũng mong ước sẽ thuận buồm xuôi gió trúng được ‘lộc biển’ đầy khoang.

Thuyền về ‘lộc biển’ đầy khoang

Như đã thành thông lệ, ngay sau Tết Nguyên đán, ngư dân đánh bắt ven bờ tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) bắt đầu vươn khơi bám biển, đánh bắt hải sản chuyến biển đầu năm với mong ước một năm thuận buồm, xuôi gió, được mùa khai thác bội thu và trở về với “lộc biển” đầy khoang.

Ngay sau Tết Nguyên đán, ngư dân đánh bắt ven bờ tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT bắt đầu vươn khơi bám biển. Ảnh: MS.

Ngay sau Tết Nguyên đán, ngư dân đánh bắt ven bờ tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh BR-VT bắt đầu vươn khơi bám biển. Ảnh: MS.

Sáng sớm 15/2, tại bờ biển Hồ Tràm, xã Phước Thuận không khí chuyến mở biển đầu năm Giáp Thìn khá sôi động, ai ai cũng hào hứng chuẩn bị các loại ngư cụ sẵn sàng ra khơi đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt gần bờ của ngư dân xã Phước Thuận chủ yếu là lưới nổi và câu mực. Để có được chuyến biển hiệu quả, có người chuẩn bị xuất bến từ 2 hoặc 3 giờ sáng. Sau khoảng 4 đến 5 tiếng thì các ghe bắt đầu trở về bờ mang theo nhiều loại hải sản tươi rói, chủ yếu là cua, ghẹ, ốc và các loại cá nhỏ.

Chuyến biển đầu năm luôn thuận lợi vì sóng yên biển lặng dễ đánh bắt, cho thu nhiều “lộc biển” hơn những ngày thường trong năm. Hầu hết hải sản đánh bắt đưa về khi vừa gỡ ra khỏi lưới đã được du khách đón mua ngay tại bãi. Do đầu năm thường có đông khách du xuân nên đa số hải sản đều bán cho khách ở xa đến, trung bình mỗi chuyến ra khơi đầu năm ngư dân thu nhập từ một đến hai triệu đồng, cao gấp đôi so với ngày thường.

Chuyến biển đầu năm luôn thuận lợi vì sóng yên biển lặng dễ đánh bắt, cho thu nhiều 'lộc biển' hơn những ngày thường trong năm. Ảnh: MS.

Chuyến biển đầu năm luôn thuận lợi vì sóng yên biển lặng dễ đánh bắt, cho thu nhiều “lộc biển” hơn những ngày thường trong năm. Ảnh: MS.

Đang ngồi gỡ những mẻ lưới cá, cua, ghẹ vừa đưa về bến, ngư dân Nguyễn Thị Hòa, xã Phước Thuận hào hứng chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ sau Tết Nguyên đán là bà con ngư dân chúng tôi ra khơi sớm, có người đi từ mùng 2 Tết. Tôi cũng chọn ngày, giờ tốt để xuất bến đi biển lấy hên, cầu mong cho biển êm để bà con năm nay vươn khơi trúng mánh, đánh bắt được nhiều hải sản còn có tiền trang trải cuộc sống”. Theo chị Hòa, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc hiện có 150 hộ làm nghề đánh bắt hải sản ven bờ, hành nghề lưới nổi và nghề câu mực. Nhờ ra khơi gặp thời tiết thuận lợi nên ngày nào bà con cũng đánh bắt được lượng hải sản khá, riêng nhà chị Hòa mỗi chuyến đi biển về thu được khoảng một triệu đồng.

Với kinh nghiệm của nhiều ngư dân, đầu xuân là thời điểm biển có nhiều luồng cá tôm nên ngư dân thường chọn mở biển sớm xuất bến ra khơi để mong vào mùa biển mới thuận lợi và lấy may cho cả năm. Trong chuyến biển đầu năm mới, ngư dân làng chài Phước Thuận luôn mong ước một năm mưa thuận, gió hòa, đánh bắt được nhiều tôm, cá để đời sống của ngư dân thêm sung túc.

Tiễn chồng ra khơi từ sáng sớm, những bà vợ của ngư dân ngồi ngóng chờ ghe thúng của chồng cập bờ. Ảnh: MS.

Tiễn chồng ra khơi từ sáng sớm, những bà vợ của ngư dân ngồi ngóng chờ ghe thúng của chồng cập bờ. Ảnh: MS.

Có mặt tại bãi Hương Biển (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền) từ sáng sớm, chúng tôi bắt gặp hình ảnh những bà vợ của ngư dân đang ngồi dõi mắt ra phía biển xa ngóng chờ ghe thúng của chồng về cập bờ. Chị Võ Thị Mười Một hào hứng tâm sự trong khi mắt vẫn luôn hướng về phía biển: "Ông chồng tui đã đi biển từ đêm, đến giờ này chắc cũng đang quay về cùng với các thúng khác. Hy vọng đầu năm sẽ trúng lộc biển khá, đặng lo cho con có tiền đóng học và trang trải cuộc sống".

Chị Võ Thị Mười Một hào hứng kể về những chuyến ra khơi của chồng mình luôn mang về hải sản đầy khoang và hôm nay bà cũng hy vọng được lộc biển đầu năm dồi dào như thế. Ảnh: MS.

Chị Võ Thị Mười Một hào hứng kể về những chuyến ra khơi của chồng mình luôn mang về hải sản đầy khoang và hôm nay bà cũng hy vọng được lộc biển đầu năm dồi dào như thế. Ảnh: MS.

Một lúc sau, hơn chục chiếc thúng máy, ghe nhỏ đã cập bờ mang lộc biển đầy khoang. Ông Nguyễn Văn Bảy (KP.Hải Phong 1) vui vẻ cho biết, năm nay gió to nên chờ đến mùng 6 Tết, ông mới xuất hành ra khơi. Đêm qua, vào lúc 1 giờ khuya ông đi và đến khoảng 7h30 sáng nay vào bờ, thu được hơn 20kg cá, mực, tôm các loại, bán được khoảng 2 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông lời được 1,8 triệu đồng. “Đầu năm đi biển gió lớn thu được lộc biển khá như vậy là trúng rồi đó, ngư dân chúng tôi cũng mừng lắm. Chỉ mong năm nay thời tiết thuận lợi, đi biển an toàn và ngày nào cũng trúng được nhiều như hôm nay”, ông Bảy phấn khởi chia sẻ.

Gần đó, thúng đi ghẹ của nhà bà Trần Thị Mực cũng đánh bắt được hơn 3 kg ghẹ xanh loại 3-4 con/kg. Giá bán hải sản những ngày đầu năm mới này có tăng lên 500 - 550 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình bà thu được 1,4 triệu đồng.

Sáng sớm nhiều thuyền thúng đánh bắt gần bờ của ngư dân bắt đầu cập bến mang theo hải sản đầy khoang trong chuyến biển đầu năm. Ảnh: MS.

Sáng sớm nhiều thuyền thúng đánh bắt gần bờ của ngư dân bắt đầu cập bến mang theo hải sản đầy khoang trong chuyến biển đầu năm. Ảnh: MS.

Tại cảng Tân Phước (xã Phước Tỉnh), tàu cá đánh bắt xa bờ của ông Lê Cư cũng vừa cập bến với tôm cá đầy khoang. Lộc biển đầu năm của tàu ông được hơn 5 tấn cá mèo, đổng, mối, cá mồi, ghẹ,…Cả một góc cảng nhộn nhịp hẳn, nhân công hối hả chuyển cá lên bờ, thương lái cũng chực chờ sẵn vận chuyển cá lên xe đưa đi bán khắp trong tỉnh và lên TP.Hồ Chí Minh cung cấp cho các chợ đầu mối. “Tôi đi biển xuyên Tết, từ 29/1 nay mới vào bờ chuyến biển đầu năm. Thời điểm này nguồn cung còn khan hiếm nên giá hải sản tăng 20%. Ước tính doanh thu khoảng 250-300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận tôi còn được khoảng 100 triệu đồng”, ông Cư cho biết.

Hàng loạt tàu thuyền xông biển đầu năm

Ghi nhận của phóng viên, bên cạnh các xuồng, thúng, ghe nhỏ đánh bắt ven bờ đi về trong ngày, khá nhiều tàu lớn cũng chọn mùng 6 Tết là ngày xuất bến vươn khơi xông biển đầu năm. Sáng sớm 15/2, khi trời còn tờ mờ sáng, đồng loạt 18 chiếc tàu cá lớn có công suất từ 900-1.200 CV tại cảng Phương Vy (xã Phước Hưng, huyện Long Điền) với khoảng 300 thuyền trưởng, thuyền viên đã xuất bến ra khơi chuyến biển đầu năm với niềm tin vào một mùa đánh bắt năm mới tháng lợi mới.

Hàng chục tàu, thuyền có công suất từ 250 CV trở lên ở cảng cá Tân Phước (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) cũng đã ra khơi đánh bắt hải sản trúng lộc biển đầu năm. Ảnh: MS.

Hàng chục tàu, thuyền có công suất từ 250 CV trở lên ở cảng cá Tân Phước (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) cũng đã ra khơi đánh bắt hải sản trúng lộc biển đầu năm. Ảnh: MS.

Tại cảng cá Tân Phước (xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền), đến 10h ngày mùng 6 Tết, hơn 40 tàu, thuyền có công suất từ 250CV trở lên cũng đã ra khơi đánh bắt hải sản đầu năm. Còn 10 tàu, thuyền đang đậu cảng cũng khẩn trương lấy nhiên liệu, lương thực, thực phẩm để chuẩn bị ra khơi trước ngày mùng 10 Tết. “Với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt” nên chúng tôi đặt niềm tin vào chuyến biển đầu năm mới suôn sẻ, thuận lợi, đánh bắt an toàn, hứa hẹn mùa đánh bắt năm nay sẽ đem lại nhiều vụ bội thu”, ông Nguyễn Văn Thọ, chủ tàu cá nói.

Ở cảng Hưng Thái (xã Phước Hưng) đã có 61 ghe, thuyền làm thủ tục và ra khơi đánh bắt hải sản sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Còn tại TP.Vũng Tàu, theo Ban quản lý cảng Cát Lở, tính từ mùng 1 Tết đến nay, đã có 15 tàu đăng ký xuất bến. Ông Nguyễn Quốc Dũng, chủ ghe câu mực ở phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu cho biết: “Hôm nay và ngày mai, tàu cập cảng Cát Lở để lấy nhiên liệu, dầu, đá, nhu yếu phẩm để chuẩn bị cho chuyến biển đầu năm dự kiến xuất hành vào mùng 8 Tết. Năm ngoái hơi thất, năm nay tôi cầu mong mưa thuận gió hòa, thời tiết tốt để khai thác có hiệu quả kinh tế”.

Với quan niệm 'đầu xuôi đuôi lọt' nên các ngư dân đặt niềm tin vào chuyến biển đầu năm mới suôn sẻ, thuận lợi, đánh bắt an toàn, hứa hẹn mùa đánh bắt năm nay sẽ đem lại nhiều vụ bội thu. Ảnh: MS.

Với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt” nên các ngư dân đặt niềm tin vào chuyến biển đầu năm mới suôn sẻ, thuận lợi, đánh bắt an toàn, hứa hẹn mùa đánh bắt năm nay sẽ đem lại nhiều vụ bội thu. Ảnh: MS.

Trao đổi với phóng viên, ông Lâm Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Long Điền cho biết: Để động viên tinh thần cho ngư dân trong chuyến biển đầu năm, trong hai ngày 14 và 15/2, UBND huyện đã thành lập 3 đoàn đi thăm, động viên, tặng quà, chúc Tết ngư dân tại các cảng cá nhân chuyến biển đầu năm.

Thay mặt lãnh đạo huyện Long Điền, ông Hồng đã đến từng tàu chúc bà con ngư dân một năm mới thắng lợi, đi biển an toàn, đầy ắp tôm cá và chấp hành tốt Luật Thủy sản cùng như các quy định chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp (IUU), để cùng ngư dân cả nước gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu, nâng cao lợi nhuận và khai thác bền vững.

Sau Tết Nguyên đán, các vựa, công ty thu mua hải sản cũng bắt đầu mở cửa khai trương làm ăn đón hàng hải sản đầu năm mới. Theo bà Võ Thị Kim Tuyến, Giám đốc công ty hải sản Thảo Loan đặt vựa thu mua tại cảng Hưng Thái (xã Phước Hưng, huyện Long Điền), khai trương làm hàng từ tối mùng 4 Tết, nhưng do lượng hải sản đầu năm còn ít nên công ty thu mua cả hàng từ miền Tây lên. “Ngày đầu khai trương, công ty đi hàng cũng hơn 10 tấn, xuất lên TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên các loại cá bạc má, cá đổng, mèo. Khai trương đầu năm như vậy là thuận lợi, chúng tôi kỳ vọng năm nay sẽ tăng doanh thu hơn năm ngoái 15-20%”.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Bố trí đất, xây nhà ở cho người dân sau bão lũ

YÊN BÁI Hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng trong bão số 3 ở huyện Trấn Yên đang được xây dựng, sửa chữa đồng loạt để giúp bà con ổn định cuộc sống, đón Tết yên vui.