Kết quả điểm thi THPT quốc gia của thí sinh ở 63 tỉnh thành do Bộ GD-ĐT chính thức công bố sáng 14/7 cho thấy môn Ngữ văn không có thí sinh nào được điểm 10. Năm nay, đề thi được đánh giá là dễ kiếm điểm trung bình, nhưng Ngữ văn là môn gây bất ngờ vì nhiều điểm liệt nhất, với 1.265 bài bị điểm liệt (chiếm 40%) gấp gần 7 lần so với năm 2018. Đây cũng là môn duy nhất không có điểm 10. Có 462 bài thi đạt điểm số từ 9 đến 9,5.
Bình luận về phổ điểm thi môn Ngữ văn năm nay, ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh, giáo viên Văn trường chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên) bày tỏ: “Qua phổ điểm môn Ngữ văn năm năm nay có thể nhận thấy số điểm chiếm đa số là khoảng 4,5 đến 7,0 điểm (trong đó 6 điểm là nhiều nhất). Điểm dưới trung bình nhiều, điểm liệt nhiều. Điểm trên 8 ít, điểm trên 9 càng hiếm. Điều này cho thấy đề thi chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phát huy được năng lực, sức nghĩ, sức viết của học sinh”.
hS. Hồ Tấn Nguyên Minh, giáo viên Văn trường chuyên Lương Văn Chánh (tỉnh Phú Yên) cho rằng: Đề thi Ngữ văn năm nay bám sát chương trình nhưng không phân hóa được học sinh |
Trả lời câu hỏi của PV Báo NNVN trước ý kiến của Bộ -ĐT cho rằng đề thi Ngữ văn năm nay bám sát chương trình, phân hoá được trình độ học sinh, ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh cho biết: “Bám sát chương trình thì đúng. Nhưng phân hóa thì không. Thực ra câu hỏi có vẻ phân hóa nhưng với câu Nghị luận Văn học (câu chiếm nửa số điểm) ra một đoạn ngắn trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, lại là tác phẩm ký. Học sinh dù giỏi cũng không có gì nhiều để viết, do đó không thể phân hóa được”.
Theo quy chế, thí sinh bị điểm liệt các bài thi để xét tốt nghiệp (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một trong hai bài tổ hợp Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên) thì sẽ bị trượt tốt nghiệp, phải thi lại vào năm sau.