| Hotline: 0983.970.780

Người gây dựng 'Cam Yên Thành'

Thứ Tư 30/12/2015 , 06:25 (GMT+7)

Vượt chặng đường hơn 20 km từ Quốc lộ 1A theo tỉnh lộ 538, sau 30 phút chạy xe, chúng tôi đã có mặt tại trang trại cam của ông Nguyễn Hữu Bình.

* Một vụ cam thu 5 tỷ

Ông Bình được coi là tác giả của sản phẩm “Cam Yên Thành” đang làm mê hoặc lòng người...

Người mê cam

Sinh năm 1960 tại Yên Thành (Nghệ An), do gia đình đông anh em nên mới 16 tuổi, ông Bình đã phải xin đi làm công nhân cho Nông trường 3/2 Quỳ Hợp. Những năm tháng ở Nông trường 3/2 Quỳ Hợp đã cho ông Bình kinh nghiệm, kỹ thuật trồng giống cam Vinh xuất khẩu nổi tiếng xứ Nghệ một thời.

Ông Bình nhớ lại: “Hồi đó, nhờ có chính sách giao đất, giao rừng tới tận người dân, tôi được nông trường giao cho 4 ha trong rú. Mọi người được giao đất đều sử dụng để trồng cao su theo định hướng, còn tôi chỉ mê trồng cam nên không được vay vốn ưu đãi.

Hồi đó, vay vốn ngân hàng phải chịu lãi suất 12% nên tôi không dám tiếp cận và cũng chẳng có tài sản nào đáng giá để thế chấp. Năm 1997, để có vốn trồng cam, tôi bán toàn bộ nhà, xe trâu và 19 con trâu, bò”.

Khi cây cam cho thu hoạch, có tiền, ông Bình lại làm nhà, ổn định cuộc sống. Rồi mô hình trang trại cam của gia đình ông Bình được Trạm Nghiên cứu Cây ăn quả Phủ Quỳ chọn làm điểm cho các đoàn trong nước và nước ngoài tham quan.

Từ đó, ông Bình bắt đầu được ngân hàng tin tưởng cho vay vốn. Sản phẩm cam đến vụ đều được thu mua hết.

Năm 2004, ông Trịnh Xuân Giáo - một doanh nghiệp có đất tại xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành, Nghệ An) tìm đến ông Bình đặt vấn đề hợp tác trồng cam.

 Sau khi khảo sát về khí hậu, thổ nhưỡng, thấy đạt yêu cầu, ông Bình quyết định chuyển nhượng toàn bộ số diện tích đất và cam cùng nhà ở tại Quỳ Hợp để về xuôi theo ông Giáo. Đây là lần thứ 2, ông Bình bắt tay làm lại từ đầu bằng kinh nghiệm, kỹ thuật trồng giống cam có giá trị xuất khẩu với đồng vốn tích lũy của mình.

Một vụ cam thu 5 tỷ

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Bình luôn nhắc đến ông Trịnh Xuân Giáo - người bạn đồng hành cùng ông suốt nhiều năm qua để đưa giống cam xuất khẩu từ vùng Phủ Quỳ sinh sôi trên đồng đất Yên Thành.

Ông Bình thành thật: “Nếu không có sự quyết tâm của chú Giáo, chưa chắc tôi đã lập nghiệp nơi đây. Trước khi gặp tôi, chú Giáo đã là một doanh nghiệp thành đạt, đã có xe ô tô hạng sang, nhưng với sự chân thành, thẳng thắn và lòng quyết tâm nên cả hai chúng tôi quyết định hợp tác”.

Để bớt khó khăn về vốn, ông Giáo mời thêm một người bạn nữa cùng tham gia là ông Phạm Công Hải. Sự hợp tác được 3 ông thỏa thuận là: Ông Giáo có 16 ha đất, ông Hải đầu tư công sức, ông Bình chịu trách nhiệm về kỹ thuật.

Lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí sẽ được chia: Ông Giáo 50%, ông Hải và ông Bình, mỗi người 25%.

Nhận thấy đất tốt, ông Bình vận động người dân địa phương nhượng lại 9 ha để đầu tư trang trại cho riêng mình. Cùng hợp tác với ông Giáo, 9 ha đất của ông Bình liền kề trang trại của ông Giáo cũng được trồng 4.600 gốc cam. Có bao nhiêu vốn, ông Bình lại dốc hết vào cam.

Thời gian đầu, do trang trại rộng, nhân công ít, chưa có kinh nghiệm bảo vệ nên trang trại cam của ông Bình, ông Giáo bị kẻ xấu vào nhổ trộm cây giống, thậm chí vào một đêm, trang trại ông Bình có tới 478 cây cam sắp cho quả bị ai đó cạo toác vỏ.

Chính quyền và Công an huyện vào cuộc giúp ông tìm thủ phạm, nhưng ông ngăn lại vì “không muốn gây thù, chuốc oán”.

Hỏi về hiệu quả kinh tế từ trang trại cam, ông Bình thành thật: “Vụ cam 2011, riêng trang trại của gia đình tôi đã thu 450 triệu đồng, vụ cam năm 2012 thu 1,7 tỷ đồng, vụ cam năm 2013 thu 4,3 tỷ đồng, vụ cam năm 2014 thu 5 tỷ đồng”.

Ông Bình cho biết, hiện nay ông đang khảo sát để cùng bạn bè đầu tư các trang trại cam tại xã Nam Thành (Yên Thành), trang trại cam tại Bài Sơn (Đô Lương) và khoảng 100 ha tại Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Từ mô hình trang trại cam ông Bình và ông Giáo, xã Đồng Thành cũng đã có tới 25 hộ đầu tư trồng cam. Tuy nhiên, theo ông Bình, cam là loại cây ăn quả khó tính, đòi hỏi rất cao về kỹ thuật chăm sóc nên cần phải tập trung đầu tư về thời gian.

Ông Bình nhận định, năm nay và những năm tiếp theo sẽ có cuộc cạnh tranh ngầm giữa thương hiệu các sản phẩm cam trên địa bàn Nghệ An và giữa các chủ trang trại với nhau.

Tuy nhiên, với quan điểm và mục tiêu: “Chất lượng sản phẩm tạo nên thương hiệu”, ông Bình tin tưởng rằng, sản phẩm “Cam Yên Thành” sẽ khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm