| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi cá lồng bè trên biển chật vật tìm đường tiêu thụ

Thứ Ba 13/07/2021 , 18:17 (GMT+7)

Kiên Giang Nuôi cá xuất khẩu nhưng không có tàu vào thu mua, sức mua nội địa giảm mạnh, người nuôi cá lồng bè trên biển đang chật vật tìm đường tiêu thụ.

Tắc đường xuất khẩu

Kiên Giang là tỉnh có nghề nuôi cá lồng bè phát triển mạnh, nhờ có vùng biển rộng, với nhiều đảo, vịnh kín gió, ít bị tác động của mưa bão. Thành phố Phú Quốc, huyện đảo Kiên Hải và các xã đảo thuộc huyện Kiên Lương, TP Hà Tiên đều có nhiều ngư dân nuôi cá lồng bè.

Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 38.000 lồng nuôi cá trên biển. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá bóp, cá bống mú, cá bè quỵt (bè vẫu), cá chim vây vàng.

Kiên Giang là tỉnh có nghề nuôi cá lồng bè trên biển phát triển mạnh, các đối tượng nuôi chủ yếu là cá bóp, cá bống mú, cá bè quỵt (bè vẫu), cá chim vây vàng. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang là tỉnh có nghề nuôi cá lồng bè trên biển phát triển mạnh, các đối tượng nuôi chủ yếu là cá bóp, cá bống mú, cá bè quỵt (bè vẫu), cá chim vây vàng. Ảnh: Trung Chánh.

Một số loài nuôi chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 gây khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa. Người nuôi cá lồng bè ở Kiên Giang đang phải chật vật tìm đường tiêu thụ khi cá tới lứa thu hoạch.

Hợp tác xã Nông dân Tiến Đạt (xã Lại Sơn, huyện đảo Kiên Hải) có 10 thành viên, với khoảng 50 lồng bè nuôi cá, đang có hàng chục tấn cá tới lứa nhưng bí đầu ra. Theo ước tính của đơn vị này, hiện sản lượng cá cần tiêu thụ của các xã viên, gồm: cá bóp khoảng 30 tấn, cá mú chân châu 20 tấn, cá mú sao 5 tấn. Ngoài ra, ngư dân còn nuôi thêm cá bè quỵt (bè vẩu) cũng đang tới lứa thu hoạch.

Ông Lê Văn Sẻo, Giám đốc Hợp tác xã Nông dân Tiến Đạt ngao ngán: “Ngư dân đầu tư nuôi cá lồng bè chỉ mong an toàn. Cầu mong không bị mưa bão làm thất thoát, không có dịch bệnh xảy ra để đến ngày thu hoạch bán, nhưng giờ cá tới lứa cũng chẳng bán được”.

Người nuôi cá lồng bè trên biển ở tỉnh Kiên Giang phục vụ xuất khẩu đang gặp khó, cá tới lứa thu hoạch nhưng tàu nước ngoài không thể vào thu mua do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: Trung Chánh.

Người nuôi cá lồng bè trên biển ở tỉnh Kiên Giang phục vụ xuất khẩu đang gặp khó, cá tới lứa thu hoạch nhưng tàu nước ngoài không thể vào thu mua do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Sẻo, trước đây các loại cá mú nuôi tới thời điểm thu hoạch sẽ có tàu đến thu mua, mỗi lần vài chục tấn, chủ yếu là xuất sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông tiêu thụ. Nhưng khoảng 2 năm nay do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên tàu thu mua nước ngoài không thể vào dẫn đến tồn đọng.

“Các tàu thu mua cá này là tàu chuyên dụng của nước ngoài nhưng người đi theo giao dịch mua bán là người Việt Nam. Thường họ sẽ hoạt động hai chiều: Nhập cá giống từ nước ngoài về bán cho ngư dân thả nuôi và thu mua cá thương phẩm chở đi. Thời gian qua do tăng cường kiểm soát dịch bệnh nên tàu này không thể vào vùng biển Việt Nam được nữa”, ông Sẻo cho biết.

Giá giảm mạnh vẫn khó bán

Cá nuôi tới lứa không xuất khẩu được, trong khi việc tiêu thụ nội địa cũng giảm mạnh do ảnh hưởng dịch Covid-19. Dịch bệnh tái bùng phát, các địa phương buộc phải thắt chặt công tác kiểm soát người, phương tiện vận chuyển lưu thông hàng hóa hoặc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng. Xuất khẩu bị ngưng trệ, chợ đầu mối nông sản dừng hoạt động, nhà hàng, quán ăn đóng cửa nên sức mua giảm kéo theo giá cá sụt giảm mạnh.

Theo thông báo của Hợp tác xã Nông dân Tiến Đạt: Hiện giá cá bóp loại 1 (từ 5-7 kg/con) giảm chỉ còn 140.000 đồng/kg. Cá mú chân châu loại 1 (từ 1-1,3 kg/con), giá 150.000 đồng/kg, loại 2 (từ 1,4-1,8 kg/con), giá 140.000 đồng/kg. Cá múa sao (từ 1,2-1,5 kg/con), loại 1 giá 480.000 đồng/con, loại 2 giá 280.000 đồng/con. So với thời điểm trước khi dịch Covid -19 bùng phát, giá bán một số loại cá nuôi lồng bè đã giảm gần 50%.

Cá nuôi tới lứa không xuất khẩu được, trong khi việc tiêu thụ nội địa cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngư dân đang phải nuôi cầm chừng chờ giá lên. Ảnh: Trung Chánh.

Cá nuôi tới lứa không xuất khẩu được, trong khi việc tiêu thụ nội địa cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngư dân đang phải nuôi cầm chừng chờ giá lên. Ảnh: Trung Chánh.

Mặc dù giá đang giảm khá sâu nhưng việc tiêu thụ rất chậm, thậm chí là không tiêu thụ được. Trước khó khăn của bà con ngư dân, Trung tâm Hỗ trợ Nông dân (Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang) đã tìm hướng hỗ trợ tiêu thụ nhưng số lượng cũng rất hạn chế. Đơn vị này đã nhận cá của Hợp tác xã Nông dân Tiến Đạt vận chuyển bằng tàu vào thành phố Rạch Giá để tiêu thụ. Mỗi lần khoảng 500 kg nhưng cũng được vài chuyến rồi phải ngưng vì tiêu thụ chậm.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hầu hết các loại cá ngư dân nuôi lồng bè trên biển đều đang bị giảm giá. Ảnh hưởng nghiệm trọng nhất là các loại cá bống mú nuôi chủ yếu xuất khẩu đi nước ngoài (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan). Việc xuất khẩu cá tươi bằng đường biển đã bị ngưng trệ hoàn toàn nhiều tháng qua, do tàu nước ngoài không thể vào thu mua.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang:  Nghề nuôi cá lồng bè trên biển được Kiên Giang khuyến khích phát triển và là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ ngư dân. Nhờ vùng biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi cá, ngư dân chủ yếu tận dụng nguồn cá đánh bắt tự nhiên làm thức ăn cho cá nuôi. Hiện toàn tỉnh có khoảng 3.800 lồng nuôi, tập trung quanh các hòn đảo.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên ngư dân nuôi cá lồng bè đang gặp khó khăn. Một số loài nuôi phục vụ xuất khẩu đến lứa thu hoạch không xuất được. Còn sức mua tiêu thụ nội địa cũng đang rất yếu, giá cá giảm mạnh và bí đầu ra.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.