| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi rừng, rừng nuôi người

Thứ Năm 29/12/2011 , 11:25 (GMT+7)

Sinh thời Bác Hồ đã dạy "Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quí".

Sinh thời Bác Hồ đã dạy "Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quí". Một thời rừng bị khai thác đến kiệt cùng, nhiều gia đình sống cạnh những "mỏ vàng" xanh mà quanh năm nghèo đói. Chỉ những người biết nuôi rừng thì mới được rừng nuôi. Điều giản dị ấy cho đến hôm nay nhiều người mới nhận ra…

Thị trấn Yên Bình (Yên Bái) nằm ngay cạnh hồ Thác Bà, nơi có hơn 1.300 hòn đảo, vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, từ thị trấn Yên Bình nhìn ra hồ, người ta thấy những hòn đảo trọc lốc, chấp chới trên mặt nước như sắp chìm. Những hòn đảo ấy chính là những quả đồi sau khi thuỷ điện Thác Bà chặn dòng sông Chảy. Một vùng đất vô chủ, người người đua nhau ra các đảo hồ phát rừng trồng lúa, ngô, sắn... chỉ sau mấy năm các đảo hồ bị cạo nhẵn thín.

Trong số hàng ngàn hộ nông dân quanh vùng hồ Thác Bà bỏ công sức trồng rừng để hồi sinh cho những hòn đảo đó có vợ chồng ông Nguyễn Tấn Tuyển - Nguyễn Thị Định. Nhà ông nằm sâu trong rừng bên hồ Thác Bà, trên đường vào nhà máy xi măng Yên Bình. Bà Nguyễn Thị Định đang lúi húi phát dọn cây cối quanh nhà thành thật bảo tôi: Cũng do mình nghèo quá nên mới phải vào rừng, chứ mấy ai muốn vào rừng đâu…

Sản phẩm gỗ rừng trồng

Bà Định kể: Gia đình tôi trước đây ở Lào Cai, sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979 sơ tán về xã Cẩm Nhân, không có đất đai ruộng vườn, mà có tới 8-9 miệng ăn, mấy cha con ông Tuyển đêm đêm ra hồ đánh cá thuê cho Trung tâm thuỷ sản Thác Bà lấy tiền đong gạo. Năm 1988 gia đình tôi chuyển ra ngoài thị trấn Yên Bình cho dễ đi lại, để khi ốm đau gần bệnh viện hơn. Nói ra thị trấn, nhưng chẳng có tiền nên vợ chồng tôi phải chui vào tận xó rừng này. Ông Tuyển dắt mấy đứa con lớn lên đồi phát cây trồng rừng, chủ yếu là bạch đàn còn tôi luẩn quẩn ở nhà cơm nước, lợn gà và trông mấy đứa trẻ. Hồi ấy người dân thị trấn Yên Bình chủ yếu phá rừng trồng lúa chứ mấy ai trồng rừng.

Ông Tuyển và các con trần lưng ra cuốc đất trồng rừng, những năm đầu trồng xen lúa, ngô khi bạch đàn vượt lên quá đầu người thì chuyển sang làm nương khác. Sau mấy năm rừng lên xanh tốt, đất quanh nhà không còn nữa thì cha con ông Tuyển sắm thuyền ra các đảo hồ trồng rừng, trồng hết đảo này thì chuyển sang đảo khác, tính đến nay gia đình ông đã có 67 ha rừng trồng…

Cũng nhờ những cánh rừng ấy mà vợ chồng ông Tuyển nuôi được mấy đứa con ăn học đến nơi đến chốn, xây được nhà cho mình và cho các con. Bà Định cười hồn nhiên: Bọn trẻ nhà tôi chuyển ra ngoài đường cả rồi, còn vợ chồng tôi thì vẫn cứ ở đây. Ngày xưa mình nghèo thì đến với rừng, nay có chút của cải thì vẫn bám rừng thôi anh ạ…

Thống kê đến tháng 3/2011, tỉnh Yên Bái có 181.736,2 ha rừng trồng, chủ yếu là cây nguyên liệu giấy và cây quế. Trung bình mỗi năm Yên Bái khai thác từ 200.000-230.000m3 gỗ nguyên liệu giấy. Những năm trước đây chỉ bán cho nhà máy giấy Bãi Bằng, mấy năm nay với sự ra đời của khoảng 500 cơ sở ván bóc, người trồng rừng đã "dễ thở" hơn. Gỗ nguyên liệu đang có giá từ 800.000đ - 1,2 triệu/m3, tuỳ theo đường kính to, nhỏ. Người trồng rừng đang trở thành "thượng đế", rừng đến tuổi khai thác thì có khách đến vật nài hỏi mua, ai trả giá cao thì bán, người mua tự khai thác, tự vận chuyển, chủ rừng ngồi ung dung đếm tiền.

Nạo vỏ quế thanh xuất khẩu

Giống như cây nguyên liệu giấy, cây quế đang lên ngôi. Từ năm 2010 đến nay quế ở Yên Bái bán được giá. Đầu năm 2011 quế xô loại B, C có giá từ 12.500-13.000đ/kg, quế chẻ thanh 13.500- 14.500đ/kg, quế bào vỏ 22.000-25.000đ/kg, quế vụn 8.000-9.000đ/kg. Cuối năm tại các điểm thu mua, quế thanh loại B, C đang có giá 25.000-26.000đ/kg, tăng so với đầu năm từ 11.000- 13.000đ/kg, quế vụn chừng 10.000-11.000đ/kg, lá quế cũng đang có giá 1.500-1.700đ/kg.

Huyện Văn Yên là "thủ phủ" của cây quế, nhờ cây quế mà nhiều hộ gia đình xây được nhà, những ngôi biệt thự nằm sâu trong rừng trị giá vài ba tỷ khiến nhiều người ở thành phố cũng ước mơ. Ví như gia đình ông Hoàng Văn An, người dân tộc Tày thôn I, xã Đại Sơn. Từ người chuyên phá rừng làm nương rẫy, ông là người đầu tiên ở Văn Yên trồng quế giữ rừng thắp ngọn lửa đầu tiên cho phong trào trồng quế. Đến nay Văn Yên có khoảng 15.800 ha quế, xã Đại Sơn trên 2.000 ha, riêng gia đình ông Hoàng Văn An có khoảng 100 ha. Mỗi năm gia đình ông thu hàng chục tấn quế, nhờ tiền bán quế các con ông đều xây được nhà, trị giá vài ba tỷ, rộng cả trăm mét vuông.

Xã Mỏ Vàng khó khăn nhất huyện Văn Yên, toàn xã có 3.789 nhân khẩu nhưng chỉ có 58 ha ruộng nước, tính bình quân mỗi khẩu chưa được 16m2 ruộng. Nếu không giữ rừng và trồng quế thì cả xã đói. Hiện Mỏ Vàng có 1.380ha quế, trung bình mỗi năm bà con khai thác 1.000-1.200 tấn quế vỏ, chủ yếu bán tươi cho thương lái đặt các điểm mua dọc đường và thị trấn Mậu A. Đặt chân lên đất Mỏ Vàng đâu đâu cũng bắt gặp quế, quế mọc khắp đồi khắp núi, quế mọc ngay giáp nhà, bước ra khỏi cửa đã gặp quế. Năm nay quế bán được giá, vụ tháng 3 giá quế tươi bán được 5.500đ/kg, vụ tháng 8 bán được 7.500-8.500đ/kg.

Ông Hoàng Văn An bên ngôi nhà con trai

Bởi thế, người dân đua nhau đi bóc quế, nhà nào không có lao động thì bán cả đồi, ví như gia đình ông Hoàng Văn Bảy bán một đồi quế khoảng 200 cây được 90 triệu. Còn anh Cư A Mua thôn Gốc Sấu bán một đồi được 75 triệu, anh bảo: Mình có 5 đứa con mà, chỉ có ba sào ruộng thôi, nếu không trồng quế thì chả có gì ăn đâu, năm nay mình bán quế để làm nhà đấy…

Từ năm 1998 đến 2010 tỉnh Yên Bái đã giao được 251.197ha rừng và đất rừng, trong đó có 127.403 ha cho các hộ gia đình. Nhu cầu của người dân Yên Bái muốn được giao rừng và đất rừng đang là một sức ép rất lớn. Đó là con đường thoát nghèo bền vững nhất và rừng chỉ có thể giữ được khi người dân thực sự làm chủ.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm