Người Sài Gòn trắng đêm luộc bánh chưng, bánh tét trên vỉa hè
Thứ Tư 07/02/2024 , 10:24 (GMT+7)Từ ngày 27 Tết trở đi, người Sài Gòn bắt đầu gói bánh chưng rồi quây quần bên nồi bánh ngay trước cửa nhà.
Ngay từ sáng sớm, các thành viên trong gia đình bà Vũ Thị Chẩm (82 tuổi, ngụ Phường Trung Mỹ Tây, quận 12) lại đều tất bật gói bánh chưng làm lễ vật dâng lên tổ tiên. Mỗi người một việc, từ đi mua lá dong, ngâm gạo, rửa lá, thái thịt, gói bánh, xếp vào nồi... Năm nay mẹ con bà Chẩm gói 70. Tất cả số bánh này sẽ chia cho các thành viên trong đại gia đình ăn Tết.
Sau đó cả đại gia đình cùng quây quần thâu đêm bên nồi bánh chưng. "Năm nào cũng vào dịp này, con cháu lại tập hợp ở nhà tôi để gói bánh và cùng canh nồi bánh chưng. Vừa giữ nét văn hóa Tết của tổ tiên, vừa kể cho nhau những câu chuyện của một năm qua", bà Vũ Thị Chẩm kể.
Dù con đường Hà Thị Khiêm (quận 12) chỉ dài vài trăm mét nhưng đêm nay nhiều điểm rộn ràng, rực lửa. Nhiều gia đình thường gộp chung một vài nhà để gói, nấu bánh chưng trong một nồi cho tiện lợi.
Nhiều người vì diện tích nhà nhỏ nên nấu bánh chưng trong hẻm, ngay trước nhà khiến cho không khí Tết tràn ngập khắp phố phường.
Cuộc sống tất bật, hối hả khiến nhiều người lựa chọn đặt bánh nhờ người khác làm hoặc mua sẵn. Thế nhưng, nhiều người không khỏi rưng rưng nhớ những khoảnh khắc thân thương và bình dị nhưng thấm đẫm giá trị văn hóa đẹp đẽ này.
"Cứ đúng 27 Tết là nhà tôi gói trên 70 cái bánh cho gia đình. Lúc này thì con cái, anh chị em đều được nghỉ Tết rồi nên cũng thảnh thơi. Mấy đứa nhỏ háo hức lắm nên dậy từ sớm xem gói, phụ bố xếp bánh vào nồi", anh Nguyễn Danh Minh (49 tuổi) cho biết.
Năm nay, Đinh Văn Hưng Anh (sinh năm 2003) và Quỳnh Như (sinh năm 2000) tự tay chuẩn bị và gói bánh chưng cho cả gia đình. Đây cũng là cách mà các bạn trẻ gen Z gìn giữ nét truyền thống của ông cha, mang biếu hàng xóm và tặng cho những hoàn cảnh khó khăn.
Thay vì nấu bánh bằng củi thì Hưng Anh quyết định nấu bằng than để đỡ khói, tránh ảnh hưởng đến người đi đường. Phần nữa là cả hai bạn trẻ cũng khó khăn trong việc mua củi cùng các vật liệu khác.
Còn gia đình anh Nguyễn Xuân Lâm (quận Tân Bình) năm nay lại cùng các con gói 50 chiếc bánh Tét.
Số bánh này được anh Lâm chia đều ra 2 nồi, canh lửa hơn 10 tiếng đồng hồ. Theo anh Lâm, nấu bánh ngày tết là nét truyền thống lâu đời của nhà anh chị.
Mỗi năm như vậy, nhà anh Lâm đều nấu hai nồi bánh chưng và bánh tét. Vì có như thế mới giữ được truyền thống hai miền Bắc - Nam trong gia đình.
tin liên quan
Đặc sắc hương đen Quảng Phú Cầu mỗi độ xuân về
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, người dân làng tăm hương Quảng Phú Cầu nổi tiếng đang tất bật, sản xuất nhằm đáp ứng số lượng đơn hàng tăng cao đột biến.
Chụp ảnh lấy ngay tặng bệnh nhân ung thư Viện K đón Tết
Viện K Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) có rất đông bệnh nhân từ trẻ em đến người già điều trị ung thư, dịp Tết này họ được chụp ảnh lấy ngay miễn phí.
Người dân vùng sạt lở có nhà mới, tất bật chuẩn bị đón Tết
Cao Bằng Trên khu tái định cư Lũng Lỳ, xã Ca Thành và Lũng Súng, xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), người dân đang tất bật chuẩn bị đón Tết, cuộc sống mới hồi sinh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin
Chiều 14/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì đón Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam trong 2 ngày 14-15/1.
Thủ phủ hoa hồng 'xuống' đường, thu hút khách
Sau khi thất thu dịp 20/10, người trồng hoa tại các xã thuộc huyện Mê Linh đang cố công chăm sóc để có một vụ Tết thắng lợi.
Gượng dậy sau bão số 3, làng hoa giấy Phù Đổng hối hả vào vụ tết
Kết hợp với du lịch tâm linh tại khu vực Đền Gióng, người dân Phù Đổng hy vọng có thêm thu nhập, nhất là vào giai đoạn Tết nguyên đán cận kề.