| Hotline: 0983.970.780

Người trẻ Trung Quốc nói gì về cha đẻ lúa lai

Thứ Bảy 22/05/2021 , 13:10 (GMT+7)

Những ai từng quan tâm đến chiều dài lịch sử phát triển của Trung Quốc mới thấy,  lý do tại sao chủ đề lúa lai lại thu hút nhiều sự chú ý đến như vậy...

Ông Viên Long Bình vẫn miệt mài nghiên cứu lúa lai cho đến những ngày cuối đời. Ảnh: CNS.

Ông Viên Long Bình vẫn miệt mài nghiên cứu lúa lai cho đến những ngày cuối đời. Ảnh: CNS.

Bài viết dưới đây của Christina Jiang- một du học sinh người Trung Quốc đang học tập tại vương quốc Anh về công lao của giáo sư-viện sĩ Viên Long Bình, được đăng tải năm 2019 trên tờ The Oxford Scientist.

Jiang viết: Một vài tuần trước, vào ngày 1 tháng 10 năm 2019, một điều khá lạ đã xảy ra trong nhà tôi: Cả gia đình chúng tôi ăn tối bên cạnh màn hình ti vi! Đó là ngày lễ kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vào năm 1949, sau nhiều năm xung đột và bất ổn chính trị.

Trong khi chúng tôi xem lại cuộc duyệt binh vào buổi sáng hôm đó và buổi gala dinner kéo dài đến nửa đêm, bố mẹ và ông bà tôi bắt đầu nói về lịch sử và văn hóa Trung Quốc.

Vào năm 1973, ông Viên Long Bình là người đầu tiên phát triển lúa lai và đạt được ưu thế lai trên cây lúa. Ưu thế lai là nơi dòng lai thế hệ sau của hai cặp bố mẹ khác nhau tạo ra một cách khó khăn nhưng lại cho năng suất cao hơn và phát triển nhanh hơn.

Cuộc trò chuyện cuối cùng chuyển sang chủ đề người Trung Quốc, đặc biệt là các nhà khoa học, những người khá nổi tiếng ở trong nước, nhưng hầu như không được biết tới ở nước ngoài.

Tôi cảm thấy rất xấu hổ khi nhận ra rằng trong số tất cả những cái tên mà họ đang nhắc đến, tôi đã chẳng nhận ra ai mặc dù chắc chắn, tôi đã mơ hồ được nghe nói về họ nhưng không thể nhớ nổi bất cứ điều gì.

Công lao to lớn của nhà nông học Viên Long Bình giúp quốc gia từng nghèo đói và đông dân số nhất thế giới vượt qua nạn đói. Ảnh: CRI.

Công lao to lớn của nhà nông học Viên Long Bình giúp quốc gia từng nghèo đói và đông dân số nhất thế giới vượt qua nạn đói. Ảnh: CRI.

Cuộc trò chuyện kéo dài cho tới khi mọi người nói về một người đàn ông đặc biệt: Viên Long Bình. Một lần nữa, tôi cũng không thể biết được những gì ông ấy đã làm, nhưng sau khi lắng nghe và tìm hiểu thêm về ông, tôi mới hiểu tại sao người dân đất nước này lại kính trọng ông ấy đến như vậy.

Khi bạn bắt đầu nghĩ về nhà khoa học, bạn thường nghĩ đến điều gì? Đối với tôi, đó là những lĩnh vực to tát như vật lý, hóa học hoặc y học. Còn ông Viên đây lại làm việc trong một ngành mà tôi thậm chí còn chưa nhận ra nó cũng được coi là khoa học.

Ông là một nhà nông học, một nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cho dù ông ấy không chữa khỏi một căn bệnh hiếm gặp hay khám phá ra sự thật cơ bản về vũ trụ, nhưng tôi nghĩ những gì ông ấy đã đạt được cũng quan trọng không kém.

Do đặc tính tự thụ phấn của cây lúa, ưu thế lai được coi là không thể bởi vì những loài cây tự thụ phấn phải trải qua quá trình chọn lọc lâu dài. Do đó, tất cả các tính trạng kém hơn đều bị loại bỏ và chỉ để lại những đặc tính ưu việt, tức là sẽ bất lợi cho việc lai tạo.

Nhưng ông Viên Long Bình đã chứng minh điều này là sai. Ông đã sử dụng một giống lúa hoang đực bất dục và tạo ra một loại lúa có năng suất cao hơn tới 20%.

Kể từ đó đến nay, năng suất của nó liên tục tăng lên. Hiện nay, 50% lượng gạo ở Trung Quốc là từ các giống lúa lai của nhà nông học Viên Long Bình và sản xuất ra 60% tổng lượng gạo cả nước.

Ước tính đã có khoảng 300 tỷ kg giống lúa do ông Viên tạo ra đã được gieo trồng trong 20 năm qua, và riêng mức tăng năng suất của nó đã dư sức nuôi sống thêm khoảng 60 triệu người.

'Cha đẻ của lúa lai' Viên Long Bình cắt tóc tại một hiệu quen thuộc ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Ảnh: Global Times.

"Cha đẻ của lúa lai" Viên Long Bình cắt tóc tại một hiệu quen thuộc ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Ảnh: Global Times.

Những ai từng quan tâm đến chiều dài lịch sử phát triển của Trung Quốc mới thấy,  lý do tại sao chủ đề lúa lai lại thu hút nhiều sự chú ý và trở thành một vấn đề lớn đến như vậy.

Và đó cũng chính là điều hối thúc ông Viên Long Bình bắt tay vào sự nghiệp nghiên cứu của mình để đối phó với một trong những thảm họa lớn nhất của thế kỷ 20 là nạn đói lớn nhất Trung Quốc. Thảm họa khiến ít nhất 36 triệu người chết đói bắt đầu từ năm 1959, khi thực hiện cuộc Cách mạng Đại Nhảy Vọt được triển khai rầm rộ những chính sách sai lầm kết hợp với thiên tai, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu lương thực trên quy mô toàn quốc.

Mặc dù đã làm việc và tạo ra kết quả từ những năm 1970, nhưng chỉ trong vòng 20 năm qua, những nỗ lực của ông Viên Long Bình mới được ghi nhận ở mức độ cao hơn. Ông đã được trao Giải thưởng Lương thực Thế giới vào năm 2004 và Giải thưởng Hòa bình Khổng Tử vào năm 2012.

Năm 2019, ở tuổi 89, ông vẫn tiếp tục làm việc, cống hiến cuộc đời mình để phát triển cây lúa với năng suất cao hơn, điều kiện trồng trọt khó hơn. Có những giống có thể phát triển trong điều kiện rất khô hạn ở châu Phi và thậm chí một ngày nào đó có thể phát triển trong nước mặn.

Các giống lúa lai từ đó đã được trồng ở nhiều quốc gia châu Phi, châu Mỹ và châu Á, cung cấp nguồn lương thực cho các khu vực có nguy cơ xảy ra nạn đói. Vì đóng góp của mình, ông Viên được truyền thông Trung Quốc mệnh danh là "Cha đẻ lúa lai". Tại quốc gia đông dân số nhất thế giới, hiện có ít nhất bốn địa danh nổi tiếng và một trường đại học đã được đặt theo tên ông.

Giáo sư- viện sĩ Viên Long Bình sinh ngày 7 tháng 9 năm 1930 là nhà nông học nổi tiếng người Trung Quốc, được biết đến là người lai tạo ra các giống lúa lai đầu tiên vào thập kỷ 70 của thế kỷ trước.

Ông đã giành giải thưởng Khoa học và Công nghệ ưu việt của Trung Quốc năm 2000, Giải thưởng về Nông nghiệp và Giải thưởng Lương thực Thế giới năm 2004.

Trước khi qua đời, ông vẫn là nhà lãnh đạo của Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống lúa lai quốc gia Trung Quốc. Ông cũng là thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và từng là cộng tác viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ. Ông Viên Long Bình cũng từng đảm nhiệm chức cố vấn trưởng cho FAO năm 1991.

(The Oxford Scientist; Xinhua, Chinadaily)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm