Dự án nhà máy điện gió phát triển Miền núi của Công ty cổ phần điện gió Chư Prông, Gia Lai (tại xã Bầu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) do công ty Sinohydro (Trung Quốc) làm tổng thầu xây dựng. Hàng ngày có hàng chục chuyên gia người Trung Quốc tập trung chỉ đạo, giám sát thi công các trụ điện gió.
Buổi trưa, các chuyên gia, lao động người Trung Quốc tập trung về nhà hàng Thành Trí (ngã ba Bầu Cạn) để ăn uống, nghỉ ngơi.
Chữ Trung Quốc được treo dán khắp nơi trong nhà hàng Thành Trí.
Ăn xong, các chuyên gia Trung Quốc di chuyển về phòng nghỉ phía sau nhà hàng Thành Trí.
Gia Lai đang trong quá trình phòng chống dịch Covid-19, tất cả người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường. Tuy nhiên, chuyên gia Trung Quốc này chưa chấp hành nghiêm việc phòng chống dịch.
Tại dự án phong điện HBRE của Công ty cổ phần phong điện HBRE Gia Lai cũng tập trung rất nhiều chuyên gia Trung Quốc. Trong đó, các chuyên gia người Trung Quốc phần lớn được đăng ký tạm trú tại đường Lê Duẩn, xã Chư Á, TP. Pleiku, Gia Lai. Ngoài ra, HBRE còn xây dựng thêm các văn phòng gần công trình cho các chuyên gia làm việc, nghỉ ngơi.
Tại Đăk Lăk, một số dự án điện gió chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý nhưng đã tổ chức triển khai, đưa chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc vào thực hiện công trình. Tại huyện Krông Búk, 4 dự án gồm Nhà máy Nhà máy điện gió Cư Né 1, Nhà máy điện gió Cư Né 2, Nhà máy điện gió Krông Búk 1 và Nhà máy điện gió Krông Búk 2 đều được UBND tỉnh Đăk Lăk cấp Quyết định chủ trương đầu tư vào 26/2/2021 và đều do người Trung Quốc đại diện pháp luật. Nơi ở này cũng đang được gấp rút xây dựng cho những người nước ngoài thực dự án điện gió ở huyện Krông Búk.
Báo Nông nghiệp Việt Nam ghi nhận, chủ đầu tư đã thuê lại trụ sở cũ của một công ty cà phê đóng ở địa bàn xã Cư Né (huyện Krông Búk) và sửa sang làm văn phòng điều hành. Ở phía sau văn phòng chính, hàng chục căn phòng với thiết kế khung thép, mái tôn, vách ngăn, trang bị máy lạnh đang dần hoàn thành.
Cả 4 dự án điện gió tại Krông Búk dự kiến chuyển đổi hơn 50 ha đất. Trong khi chưa thực hiện xong các thủ tục pháp lý của việc chuyển đổi, chủ đầu tư đã tiến hành mua đất của người dân để tiến hành xây dựng thực hiện dự án.
Tại Đăk Nông các dự án điện gió cũng đang hình thành gồm: Dự án Nhà máy điện gió Đắk N’Drung 1,2,3 tương ứng với các chủ đầu tư Công ty TNHH MTV năng lượng Đắk N’Drung 1,2,3 với tổng mức vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng tại 4 xã Thuận Hà, Thuận Hạnh, Đắk N’Drung và Nâm N’Jang. Các thủ tục về dự án cũng chưa được hoàn thiện nhưng chủ đầu tư vẫn tổ chức triển khai xây dựng các trụ tuapin. Các chuyên gia nước ngoài, trong đó có cả quốc tịch Trung Quốc cũng có mặt thực hiện công trình. Trong suốt tháng 3 và tháng 4 vừa qua, do giữa chủ đầu tư và người dân, chính quyền chưa tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề liên quan đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, môi trường… nên thường xuyên xảy ra xung đột.