| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ xóa sổ rừng phòng hộ Hộ Độ

Thứ Ba 14/08/2012 , 11:15 (GMT+7)

Đó là thực trạng đang xảy ra tại sông Hạ Vàng (còn gọi sông Hộ Độ), thuộc 2 xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) và Hộ Độ (huyện Lộc Hà).

Đó là thực trạng đang xảy ra tại sông Hạ Vàng (còn gọi sông Hộ Độ), thuộc 2 xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) và Hộ Độ (huyện Lộc Hà).

Gần chục ha rừng ngập mặn gồm các loài cây: đước, vẹt, sú… có chức năng cân bằng hệ sinh thái, chắn sóng biển bảo vệ trực tiếp cho hơn 200 hộ dân của 2 xã trên đang chết dần chết mòn mà chưa rõ nguyên nhân. Nếu không có sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng, nguy cơ hàng trăm ha rừng phòng hộ dọc sông Hộ Độ bị xoá sổ là rất cao.


Rác thải vứt xuống sông làm môi trường ô nhiễm có thể là một trong những nguyên nhân khiến RPH bị chết

Rừng bảo vệ dân bao đời nay

Nhận được thông tin nhiều diện tích rừng phòng hộ (RPH) ven sông Hộ Độ bỗng dưng chết chưa rõ nguyên nhân, chúng tôi tìm về khu vực cầu Hộ Độ để xác minh. Quả đúng như lời phản ánh của người dân, trước mắt chúng tôi gần chục ha cây đước, sú, vẹt to bằng bắp chân, có những cây to hơn cả phích nước của 2 xã trên đang chết dần. Cây nào cây ấy khô quắt khô queo đứng trơ gan cùng tuế nguyệt.

Một người dân ở xóm Hạ, xã Thạch Hạ nói: “Đây là diện tích RPH đã góp phần rất lớn cân bằng hệ sinh thái, chắn sóng biển bảo vệ người dân xóm Hạ chúng tôi bao đời nay. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây không hiểu vì lý do gì một số diện tích đước, vẹt, sú bỗng dưng vàng lá rồi chết dần. Diện tích cây bị chết ngày càng nhân rộng khiến cho dân sống ven sông chúng tôi hết sức lo lắng”.

Theo người dân, diện tích RPH này được trồng từ cách đây hàng chục năm nên đến nay có những cây đã lớn bằng cây lấy gỗ, cành lá sum suê, tạo nên một màu xanh phủ kín hai bên bờ sông, góp phần chống xói lở, chắn sóng biển hiệu quả trong các mùa bão lũ; đảm bảo môi trường sống cho các loài động thực vật trên sông. Chị Nguyễn Thị Liên, người xóm Hạ nói: “Nếu mất rừng đước, rừng vẹt ni coi như dân chài như gia đình tui lâm cảnh túng bấn”.

Cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng

Tìm hiểu của chúng tôi, RPH sông Hộ Độ trải dài trên một phần địa giới TP Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà với tổng diện tích hàng trăm ha. Từ tháng 11/2010 đến nay trên địa bàn xã Thạch Hạ và Hộ Độ đã có gần chục ha đước, sú, vẹt bị chết mà chưa rõ nguyên nhân.

Một cán bộ lâu năm trong ngành Lâm nghiệp Hà Tĩnh e ngại: “Nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân diện tích RPH Hộ Độ bị chết để xử lý triệt để, chắc chắn không bao lâu nữa môi trường sống ở khu vực này sẽ bị phá vỡ bởi đây là khu rừng ngập mặn quan trọng của Hà Tĩnh. Đặc biệt, trong khi chúng ta đang có phương án xây dựng khu vực Hộ Độ thành khu du lịch sinh thái thì việc bảo vệ những cánh RPH ven sông lúc này là rất cấp bách”.

Ông Nguyễn Văn Hóa, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ cho biết, sau khi phát hiện một số diện tích RPH bị chết, xã đã làm báo cáo gửi lên các cơ quan chức năng đề nghị điều tra nguyên nhân để có phương án xử lý. Đầu năm 2012 cũng đã có đoàn khảo sát của Kiểm lâm và Sở Tài nguyên - Môi trường về xác minh, lấy số liệu nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận nào được đưa ra!

Theo nhận định của một số người dân xóm Chợ Trại (Hộ Độ), nguyên nhân khiến RPH bị chết có thể do nhiều hộ dân thiếu ý thức đưa rác thải vứt bừa bãi xuống sông; hoặc các loài sâu ăn thủng bộ rễ cây... Đặc biệt, từ sau khi chặn dòng ba ra Đò Điệm để lấy nước ngọt phục vụ tưới tiêu cho 6 xã vùng bãi ngang cũng là lúc diện tích PRH trong khu vực bắt đầu chết, nghĩa là nguyên nhân có thể do tỷ lệ nước ngọt quá cao khiến cho cây không thể thích ứng được.

“Tất cả những giả thiết về nguyên nhân dẫn đến RPH bị chết của chúng tôi đều theo cảm tính và mắt thường nhìn thấy. Để biết rõ nguyên nhân sâu xa, chúng tôi đang rất cần các ngành chức năng vào cuộc điều tra làm rõ để có phương án xử lý, ngăn chặn” - ông Hóa nhấn mạnh. Theo vị Phó chủ tịch xã, nếu để tình trạng RPH chết như hiện nay, nguy cơ rừng bị xoá sổ là rất cao; nguồn lợi thuỷ sản cũng theo đó mà cạn kiệt.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm