| Hotline: 0983.970.780

Nguyễn Trung Cường, Nguyễn Thị Oanh vô địch cự ly 21km

Chủ Nhật 16/06/2024 , 08:53 (GMT+7)

Hai vận động viên tuyển điền kinh quốc gia Nguyễn Trung Cường, Nguyễn Thị Oanh lần lượt vô địch cự ly 21km giải Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về Đất lửa.

Rạng sáng 16/6, giải chạy Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa chính thức khởi tranh.

Ở cự ly 21km, các vận động viên xuất phát lúc 4h15 tại Trung tâm Sân khấu điện ảnh tỉnh (TP. Đông Hà), về đích tại Quảng trường Thành cổ Quảng Trị (thị xã Quảng Trị). Với các cự ly 10km và 5km, điểm xuất phát và về đích đều tại Quảng trường Thành cổ.

 
Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Trung Cường vô địch ở cự ly 21 km.

Nguyễn Thị Oanh và Nguyễn Trung Cường vô địch ở cự ly 21 km.

Sau hơn 3 giờ tranh tài sôi nổi và quyết tâm ở 3 cự ly, gần 3.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã hoàn thành xuất sắc phần thi trên chặng đua của mình.

Bài liên quan

Không có quá nhiều bất ngờ khi ở cự ly nam 21km, VĐV tuyển điền kinh Việt Nam Nguyễn Trung Cường cán đích đầu tiên với thành tích 1 giờ 14 phút 16 giây. Ở nội dung 21km dành cho nữ, Nguyễn Thị Oanh về đích đầu tiên với với thành tích 1 giờ 22 phút 43 giây.

Ở nội dung 10km dành cho nam, VĐV Lương Đức Phước về đích đầu tiên với thành tích 35 phút 3 giây.

Ở nội dung 10km dành cho nữ, VĐV Nguyễn Khánh Ly về nhất với thời gian 40 phút 5 giây.

Ở nội dung 5km dành cho nam, VĐV Lê Văn Thao về nhất với thành tích 17 phút 7 giây.

Ở nội dung 5km dành cho nữ, VĐV Đậu Thị Nga về nhất với thành tích 22 phút 9 giây.

Các vận động viên tranh tài tại Quảng Trị Marathon - Hành trình về Đất lửa.

Các vận động viên tranh tài tại Quảng Trị Marathon - Hành trình về Đất lửa.

Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 vận động viên có thành tích tốt nhất dành cho nam, nữ ở cả 3 cự ly với tổng giải thưởng tiền mặt trị giá trên 100 triệu đồng cùng những phần quà đến từ các nhà tài trợ.

Tại lễ trao giải, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, phong trào chạy bộ đang ngày càng thu hút được nhiều người tham gia với niềm đam mê thực sự.

Trao giải thưởng cho các vận động viên đoạt giải.

Trao giải thưởng cho các vận động viên đoạt giải.

"Tất cả chúng ta đến đây chắc chắn không phải mong muốn để tạo lập những kỷ lục mới của bộ môn điền kinh. Chúng ta đến đây để vượt qua chính mình, vượt qua trở ngại để cùng hòa nhịp đập tạo nên những bước chân hạnh phúc", ông Nguyễn Ngọc Thạch phát biểu.

Xem thêm
Tổng thống Putin đặt vòng hoa viếng Bác Hồ và các anh hùng liệt sỹ

Chiều 20/6, trong khuôn khổ các hoạt động tại Việt Nam, Tổng thống Putin đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nuôi tôm cân bằng sinh học, tái tạo môi trường

Mô hình nuôi tôm cân bằng sinh học, tái tạo môi trường sống không thay nước, không sử dụng hóa chất Clorine, BKC và kháng sinh mang lại hiệu quả cao cho người nuôi tôm.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Hai lần lên xứ đá biên cương

Con người, núi đồi và cả… hương rượu ngô miền biên viễn luôn nồng nàn, say đắm lạ kỳ như cách đây tròn một năm - thời điểm tôi cùng đồng nghiệp lên cao nguyên Hà Giang.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm