| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 11/10/2018 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 11/10/2018

Nhà hát nghìn tỷ vẫn lắm nỗi băn khoăn

Kỳ họp bất thường của Hội đồng Nhân dân TPHCM diễn ra ngày 8/10, đã thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và vũ kịch TPHCM với kinh phí 1508 tỷ đồng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dù vị lãnh đạo cao nhất của Hội đồng Nhân dân TPHCM cho rằng, đây là công trình thế kỷ mà nhân dân chờ đợi lâu rồi, thì vẫn còn nhiều băn khoăn chưa thể hoá giải trong đời sống xã hội.

Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch của TPHCM được chọn xây tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (Ảnh minh họa)

Thứ nhất, khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa được Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện. Công tác đền bù, giải toả cho người dân Thủ Thiêm vẫn tồn tại không ít bất cập, và chưa có phương án cụ thể. Liệu vị trí dự kiến dành cho Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và vũ kịch TPHCM có nằm trong khu vực mở rộng ranh giới 4,3 ha đầy khuất tất so với quy hoạch Chính phủ phê duyệt không? Người dân Thủ Thiêm đang cần cuộc sống yên ổn, mà những âm thanh của các thiên tài như Mozart, Beethoven, Chopin… chưa chắc có tác dụng gì!

Thứ hai, kinh phí xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và vũ kịch TPHCM được lấy từ nguồn bán đấu giá lô đất 23 Lê Duẩn, nên cũng là tiền của ngân sách chứ không phải tiền huy động các nguồn lực kinh tế khác. Hiện tại TPHCM có Nhà hát TP, Nhà hát Bến Thành và Nhà hát Hoà Bình đều hoạt động cầm chừng, vì không có chương trình biểu diễn. Ngược lại, hệ thống bệnh viện và trường học luôn trong tình trạng quá tải. Tại sao không dùng 1508 tỷ đồng để có một bệnh viện nhi cho khu vực Thủ Thiêm, mà góp phần giảm áp lực cho Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2?

Thứ ba, giá trị của Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và vũ kịch TPHCM được định lượng như thế nào? Đừng lạc quan tếu cho rằng, cứ bề thế và hoành tráng, cứ dòng nhạc kinh điển du dương trầm bổng mà có thể thay đổi diện mạo văn hoá cho một đô thị. Hãy nhớ rằng, văn hoá không có chuẩn mực sang hèn hoặc cao thấp. Trong hội nhập, xứ sở nào phát huy được đặc trưng văn hoá thì sẽ chinh phục được thiên hạ. Tùy theo nền tảng của mỗi nơi mà hình thành tinh túy riêng biệt, một dàn hợp xướng trăm người trong khán phòng lộng lẫy mà nhốn nháo nghiệp dư thì còn thua xa một tiếng đờn kìm lặng lẽ bên sông!

Việt Nam chưa bao giờ là một quốc gia có ưu điểm về giao hưởng, nhạc và vũ kịch. Đó là loại hình nghệ thuật đỉnh cao của phương Tây, mà lâu nay chúng ta gắng gượng theo đuổi cũng chỉ nằm ở dạng “méo mó có còn hơn không”. Kiến thiết một Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và vũ kịch quy mô để cạnh tranh với thế giới ư? Không nên ảo tưởng, khi những cá nhân đang nuôi dưỡng tình yêu với dòng nhạc hàn lâm đều phải mưu sinh rất chật vật, và việc tuyển sinh dòng nhạc hàn lâm cũng rất khó khăn.

Cách đây không lâu, TPHCM từng đầu tư xây dựng Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang với kinh phí 132 tỷ đồng. Cải lương là hồn vía của phương Nam đấy. Tuy nhiên, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành xong rồi tắt đèn thường xuyên vì công năng không phù hợp. Kinh nghiệm đau thương từ Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang làm sao là bệ phóng cho Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và vũ kịch TPHCM?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm