| Hotline: 0983.970.780

Nhà nước mất tiền, dân vẫn phải mua đắt

Thứ Sáu 19/11/2010 , 10:27 (GMT+7)

Hiện Hà Nội và TPHCM là 2 địa phương tung ra nhiều tiền ngân sách nhất để bình ổn giá, nhất là vào những dịp cuối năm.

Hiện Hà Nội và TPHCM là 2 địa phương tung ra nhiều tiền ngân sách nhất để bình ổn giá, nhất là vào những dịp cuối năm.

Chỉ riêng TPHCM đã chi ra 350 tỷ đồng bình ổn giá thời gian vừa qua. Con đường đi của tiền bình ổn giá như sau: Các Sở Tài chính, KH- ĐT duyệt tiền- tiền đến tay các DN để mua hàng hóa- hàng chuyển đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán cho khách hàng. DN được nhận tiền thường là những TCty thương mại lớn, thường là trực thuộc UBND 2 TP (Hà Nội thường rơi vào TCty Thương mại Hà Nội- Hapro, TPHCM là TCty Thương mại Sài Gòn- Satra, TCty Nông nghiệp Sài Gòn)...Các mặt hàng được bình ổn phần lớn là thực phẩm như đường, gạo, thịt, trứng, rau sạch...Về nguyên tắc hàng bình ổn gia thường bán giá thấp hơn các mặt hàng cùng loại nhưng không được bình ổn. Bởi đơn giản phần vốn ngân sách UBND TP cấp cho các TCty không phải chịu lãi suất.

Nghe thì hay nhưng thực tế hàng bình ổn giá rất khó đến tay người dân. Đơn giản vừa qua TPHCM tung ra hàng chục tỷ đồng để bình ổn giá đường đã gây nên những chuyện dở khóc dở cười. Cùng 1 siêu thị bên này đường không bình ổn giá tới 23.000 đồng/kg, kệ hàng bên kia có 20- 21.000 đồng/kg hỏi người tiêu dùng nào không nhao đến mua đường bình ổn. Thế là siêu thị phải treo biển: "Mỗi người chỉ được mua không quá 2kg đường". Nhưng dù đã "ngăn sông cấm chợ" người mua thì số đường bình ổn giá cũng bán chả mấy đã hết. Theo người dân thì số đường bình ổn giá quá ít ỏi, chẳng có nghĩa lý gì để kéo giá đường thị trường xuống. Giá đường ngoài thị trường cao vẫn hoàn cao.

Kiểu bình ổn giá nửa vời như vậy vừa không bình ổn được thị trường đường vừa gây nên bất công: ai nhanh chân mau được mấy cân đường giá rẻ, ai chậm chân thì...uống nước đục. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế hàng bình ổn trong các siêu thị còn luôn là miếng mồi ngon mà tư thương "nhòm ngó" tìm cách ôm hết đem ra ngoài bán với giá cao (ai dám đảm bảo nhân viên các siêu thị không "bắt tay" với tư thương). Ở một số siêu thị đã có tình trạng khi các Sở, ngành đi kiểm tra thì siêu thị bày hàng bình ổn ra để các cơ quan này "nghiệm thu", sau đó siêu thị đưa hàng bình ổn đi đâu thì chỉ có...trời biết.

Hạu quả cuối cùng ở đây là gì: Ngân sách nhà  nước lãng phí vì hiệu quả bình ổn quá thấp hặc bị triệt tiêu, DN lợi dụng được khoản ngân sách UBND TP cấp không lãi suất thay cho việc phải đi vay ngân hàng ở thời điểm lãi suất cao ngất trời như hiện nay, còn người tiêu dùng thì khó hy vọng mua được hàng bình ổn (do số lượng quá ít hoặc do hàng bị tư thương ra tay ôm hết).

Xem thêm
Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Trong nước tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024 ở trong nước đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng. Qua đó đưa giá hồ tiêu nội địa giao dịch lên quanh ngưỡng 99.000 - 100.000 đ/kg.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.