| Hotline: 0983.970.780

Nhà ở cho người lao động phát huy tác dụng trong mô hình 3 tại chỗ

Thứ Tư 01/09/2021 , 10:14 (GMT+7)

Cùng với các chế độ chăm lo cho người lao động, không ít doanh nghiệp lớn đủ tiềm lực sẵn sàng đầu tư hẳn khu nhà ở cho người lao động.

Từ đây, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp cũng ít lúng túng hơn trong việc thực hiện phương án phòng chống dịch theo mô hình “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn uống tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ), duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đứt gãy và hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Với chủ trương 3 tại chỗ, DN nơi gặp khó vì sự bất cập nhờ sẵn sàng tận dụng nguồn lực sẵn có. Ảnh: KA.

Với chủ trương 3 tại chỗ, DN nơi gặp khó vì sự bất cập nhờ sẵn sàng tận dụng nguồn lực sẵn có. Ảnh: KA.

Lúng túng gánh chi phí lớn

Ước tính đến ngày 16/8, cả nước có 10.335 doanh nghiệp (DN) thực hiện phương án “3 tại chỗ” với 930.306 công nhân, người lao động. Tính riêng tại 20 tỉnh thành phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ là 10.071 doanh nghiệp và 905.315 lao động.

Theo các DN, dù chuẩn bị kịch bản ứng phó từ sớm song việc triển khai mô hình vẫn gặp không ít khó khăn. Việc chuẩn bị chỗ ăn ở, nghỉ ngơi tại chỗ cho lực lượng hàng trăm, hàng nghìn người lao động không phải chuyện một sớm một chiều. Tại các DN không có ký túc xá ngay trong khuôn viên, công nhân viên nghỉ ngơi, sinh hoạt ngay trong không gian nhà máy, không tránh khỏi thiếu thốn cơ sở vật chất, tiện nghi ăn ở. Bên cạnh đó, chi phí ăn uống, sinh hoạt tại chỗ, phí xét nghiệm, cách ly cũng là trăn trở lớn.

DN cũng đối mặt việc người lao động từ chối tham gia “3 tại chỗ” do lo ngại lây nhiễm dịch bệnh tại nơi sản xuất. Hoặc do tâm lý rời xa gia đình quá lâu…Dù vậy, không ít DN đã chủ động, nhanh chóng triển khai mô hình hiệu quả, phần lớn nhờ tận dụng nguồn lực cơ sở vật chất sẵn có. Cùng với đó, sự nghiêm túc, quyết liệt thực hiện các công tác phòng, chống dịch đã khiến một số DN trở thành hình mẫu tiên phong của mô hình “3 tại chỗ”.

Khu nhà ở cho chuyên gia sức chứa 1.500 người tạo điều kiện cho Công ty Giấy Lee&Man Việt Nam chủ động thực hiện phòng chống dịch. Ảnh: KA.

Khu nhà ở cho chuyên gia sức chứa 1.500 người tạo điều kiện cho Công ty Giấy Lee&Man Việt Nam chủ động thực hiện phòng chống dịch. Ảnh: KA.

Tận dụng nguồn lực sẵn có

Tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu của khu vực ĐBSCL về việc xây dựng nhà ở cho công nhân viên (gọi tắt là ký túc xá).

Năm 2018, Công ty đầu tư hơn 380 tỷ đồng, xây dựng khu nhà ở cho chuyên gia và công nhân viên với sức chứa lên tới 1.500 nhân viên. Đặc biệt, khu kí túc xá trang bị đầy đủ tiện nghi với các hạng mục phụ trợ phục vụ cho nhu cầu làm việc, vui chơi giải trí đi kèm như: sân bóng đá, phòng tập gym, phòng đào tạo, hội trường, nhà ăn…nhân viên được miễn phí tất cả chi phí không có bất kỳ điều kiện rang buộc nào. Việc sở hữu ký túc xá với quy mô đã giúp Công ty Giấy Lee&Man hoàn toàn chủ động khi thực hiện mô hình “3 tại chỗ” trong đợt dịch bệnh lần này.

Ông Chung Wai Fu – Tổng Giám đốc Công ty Giấy Lee&Man Việt Nam cho biết: “Việc thực hiện mô hình “3 tại chỗ” là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, trong đó có cả Công ty Giấy Lee&Man Việt Nam, nhưng đó cũng là giải pháp cấp thiết và Công ty sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để đổi lại sự an toàn cho toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty và người dân trong khu vực, đồng thời duy trì được chuỗi sản xuất”.

Khi thực hiện mô hình “3 tại chỗ” Công ty cũng phải tính toán thật kỹ, đảm bảo khâu cung ứng hàng hóa cho bếp ăn của Công ty, đảm bảo duy trì 3 bữa ăn/ngày đầy đủ dinh dưỡng cho nhân viên. Theo dõi sức khỏe nhân viên hàng tuần thông qua việc test nhanh kháng nguyên virus SARS-Cov-2 2 lần/tuần. Đặc biệt, từng cán bộ lãnh đạo Công ty phải thường xuyên động viên tinh thần nhân viên trong thời gian thực hiện “3 tại chỗ”.

Anh Liêu Ngọc Chuẩn – Bộ phận sản xuất của Công ty cho biết thêm “Bên trong khu nhà ở, Công ty có siêu thị mini, Chúng tôi được phát phiếu mua hàng miễn phí để mua sắm hàng hoá nhu yếu phẩm cần thiết, thậm chí Chúng tôi cũng được công ty bố trí đổ xăng miễn phí ngay tại trạm xăng của công ty mà không cần ra bên ngoài”.

Siêu thị mini cung cấp hàng hoá thiết yếu cho công nhân  viên trong thời gian thực hiện 3 tại chỗ. Ảnh: KA.

Siêu thị mini cung cấp hàng hoá thiết yếu cho công nhân  viên trong thời gian thực hiện 3 tại chỗ. Ảnh: KA.

Hiểu được những khó khăn của người lao động giai đoạn này, công ty chủ trương tăng 20% lương cố định trong vòng 2 tháng cho toàn thể cán bộ nhân viên ở tại ký túc xá theo phương án "3 tại chỗ". Bên cạnh đó, công ty cũng liên tục cấp phát khẩu trang y tế, nước sát khuẩn...miễn phí để nhân viên tăng cường sức khỏe mỗi ngày.

Đến nay, các nhân viên tham gia mô hình “3 tại chỗ” đã hoàn thành tiêm mũi 1 vaccine phòng Covid-19. Đối với những nhân viên do hoàn cảnh gia đình không thể thực hiện “3 tại chỗ”, tuỳ tính chất công việc, công ty chủ động sắp xếp để người lao động làm việc trực tuyến tại nhà.

“Công ty thấu hiểu và san sẻ những suy nghĩ, trăn trở của người lao động và quyết tâm không để ai bị thiệt thòi hay phải bỏ công ăn việc làm vì dịch. Trên tinh thần đó, mục tiêu cao nhất của Ban lãnh đạo Công ty là đảm bảo sức khoẻ nhân viên. Con người khoẻ thì công ty mới có thể “khoẻ” và vận hành tốt”, ông Chung Wai Fu, Tổng giám đốc Công ty Giấy Lee & Man Việt Nam chia sẻ thêm.

Có thể nói, khi không ít doanh nghiệp “ngấm đòn” Covid-19, buộc giảm lương, cắt giảm nhân sự, những hỗ trợ của Công ty Giấy Lee & Man Việt Nam được đánh giá mang tính gắn kết, động viên người lao động chung tay cùng công ty và cộng đồng vượt khó mùa dịch.

Công nhân viên được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Công ty. Ảnh: KA.

Công nhân viên được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Công ty. Ảnh: KA.

Quả ngọt nhờ chú trọng công tác phòng dịch từ những ngày đầu

Thực tế, Công ty giấy Lee & Man Việt Nam đã sở hữu kinh nghiệm ứng phó Covid-19 rất bài bản, nhờ công tác phòng chống dịch được thực hiện nghiêm túc ngay từ những đợt bùng dịch đầu tiên. Từ sau Tết Nguyên Đán 2020, Ban lãnh đạo công ty đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác phòng dịch và đưa ra những quy định nghiêm ngặt đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên và duy trì trong suốt 2 năm qua. Đây cũng là lý do mà khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, toàn công ty không hề lúng túng mà tiến hành ngay các biện pháp ứng phó.

Không chỉ tập trung cho công tác phòng chống dịch trong nội bộ Công ty, Công ty Giấy Lee&Man Việt Nam cũng đẩy mạnh sản sẻ với bà con trong khu vực. Ngày 12/8/2021, Công ty Giấy Lee & Man Việt Nam đã gửi tặng 3.000 chai nước muối  kháng khuẩn đến Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hậu Giang (CDC Hậu Giang) để trang bị cho khu vực cách ly.

Trước đó ngày 1/8/2021, hơn 2 tấn gạo và 20 triệu đồng đã được công ty trao tặng đến bà con, công nhân lao động tự do, bị tạm ngưng việc làm, đồng thời hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại thị trấn Mái Dầm, tỉnh Hậu Giang.

Có thể nói, tinh thần đoàn kết, chung tay giữa doanh nghiệp, người dân và cộng đồng trở nên gắn chặt trong đợt dịch bệnh lần này. Đây là niềm tin lớn, sức mạnh để cả nước sớm vượt qua khó khăn trong đại dịch lần này.

Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.