| Hotline: 0983.970.780

Nhà xuất bản Kim Đồng vận động sáng tác cho thiếu nhi

Thứ Tư 31/05/2023 , 15:02 (GMT+7)

Nhà xuất bản Kim Đồng phát động cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 – 2025 và thành lập Giải thưởng Văn học Kim Đồng đúng dịp Quốc tế Thiếu nhi.

Sách văn học vẫn là món ăn tinh thần quý báu của trẻ em.

Sách văn học vẫn là món ăn tinh thần quý báu của trẻ em.

Nhà xuất bản Kim Đồng hơn 65 năm qua vẫn giữ vững sứ mệnh nuôi dưỡng những giá trị văn hóa, tinh thần tốt đẹp cũng như bồi đắp tâm hồn, nhân cách của nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng là đơn vị chủ lực cung cấp mảng sách văn học cho thiếu nhi.

Với mong muốn phát hiện thêm những cây bút mới viết cho thiếu nhi, Nhà xuất bản Kim Đồng quyết định thành lập một giải thưởng cho các sáng tác văn học dành cho thiếu nhi mang tên Kim Đồng. Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất được gắn với cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2023 – 2025.

Ngay những ngày đầu mới thành lập, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tích cực kêu gọi các tác giả viết cho thiếu nhi. Từ trại sáng tác đầu tiên tại nơi sơ tán Yên Sở năm 1967 - 1968 đến những năm tháng khó khăn thời kỳ bao cấp, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức được 5 trại sáng tác và 4 cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi.

Giai đoạn từ 1988 đến 1992 là những tháng năm “chạm đáy” khó khăn của toàn ngành xuất bản nói chung và của Nhà xuất bản Kim Đồng nói riêng, nhưng vẫn có một cuộc vận động sáng tác được tổ chức cùng với việc mở ra các lớp tập huấn sáng tác cho thiếu nhi, học hỏi kinh nghiệm làm sách của chuyên gia đến từ Nhật Bản, Thái Lan… Bước vào thời kì tăng trưởng, từ năm 1992 đến năm 2002, 5 cuộc vận động liên tục được tổ chức, thu về hàng nghìn tác phẩm văn, thơ, kịch cho nhà xuất bản.

Từ năm 2005 - 2015 hàng loạt cuộc vận động sáng tác trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch, do Nhà xuất bản Kim Đồng chủ trì, đã phát hiện nhiều tác giả trẻ, những người ngày càng khẳng định dấu ấn trong văn học thiếu nhi, như Lục Mạnh Cường, Nguyễn Thị Kim Hoà, Ngọc Linh, Võ Diệu Thanh, Chu Thanh Hương, Nguyễn Ngọc Hoài Nam...

Những cuốn sách mang thương hiệu Nhà xuất bản Kim Đồng.

Những cuốn sách mang thương hiệu Nhà xuất bản Kim Đồng.

Các tác phẩm văn học đoạt giải qua các cuộc vận động sáng tác đã khẳng định được giá trị, thường xuyên được tái bản phục vụ nhu cầu độc giả. Qua các cuộc vận động, nhiều tác giả mới được phát hiện và dần định hình được tên tuổi trong đời sống văn học.

Đã gần 10 năm kể từ cuộc vận động sáng tác năm 2015. Đây là khoảng thời gian đủ để một thế hệ tác giả mới có thể xuất hiện. Đại diện ban tổ chức cho rằng, chúng ta đang chứng kiến nhiều biến chuyển sôi động của ngành xuất bản trong nước với nhu cầu của bạn đọc ngày càng rộng mở về đề tài, thể loại. Chúng ta cũng từng bước thấy được những thách thức của công nghệ và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tác động lên các hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật và lên thói quen đọc sách của người trẻ.

Vì vậy, Giải thưởng Văn học Kim Đồng ra đời vào thời điểm này là một sự cần thiết, và cũng là một lời khẳng định nỗ lực của Nhà xuất bản Kim Đồng trong việc tìm kiếm các tác phẩm, tác giả mới.

Giải thưởng Văn học Kim Đồng dành cho tất cả các cây bút chuyên và không chuyên, với ba thể loại: truyện ngắn, truyện dài và thơ. Các tác phẩm dự thi hướng tới đối tượng nhi đồng (6 - 10 tuổi) và lứa tuổi thiếu niên (11 - 15 tuổi). Tổng trị giá giải thưởng lên tới 360 triệu đồng, bao gồm giải nhất trị giá100 triệu đồng, giải nhì trị giá 60 triệu đồng, giải ba trị giá 30 triệu đồng và giải khuyến khích trị giá 10 triệu đồng.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tham gia ban giám khảo Giải thưởng văn học Kim Đồng.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tham gia ban giám khảo Giải thưởng văn học Kim Đồng.

Nhà xuất bản Kim Đồng bắt đầu nhận tác phẩm tham gia từ 17/6/2023 đến hết ngày 31/3/2025. Tiêu chí cần lưu ý, truyện dài không quá 60.000 chữ, tập truyện ngắn tổi thiểu 10 truyện với dung lượng không quá 5.000 chữ/truyện, tập thơ tối thiểu 25 bài

Hội đồng chung khảo gồm các nhà văn nổi tiếng có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng, nhà văn Trần Đức Tiến và các thành viên là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, nhà văn Lý Lan, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh và Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng Vũ Thị Quỳnh Liên.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm